Hai Tuần Sau Chuyển Phôi

tap yoga dau that lung 04 15380392169962080092226

Không biết chị em nào đã trải qua những ngày tháng đợi mong kết quả thử thai chưa? Và trong quá trình đó, bạn đã có những thắc mắc gì? Và đến hiện tại bạn đã có em bé chưa? Đối với những bệnh nhân hiếm muộn, điều này càng trở nên hồi hộp hơn. Từ khi bắt đầu quá trình điều trị, nhiều bạn đã rất lo lắng và hồi hộp chờ đến ngày này. Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm mất tối thiểu khoảng 5 tuần. Quá trình này bao gồm kích trứng, chọc noãn, tạo phôi, trữ phôi, canh niêm mạc chuyển phôi (chuyển phôi trữ), chuyển phôi. Thường bác sĩ sẽ hẹn bạn lịch xét nghiệm beta -hCG hai tuần sau chuyển phôi. Trong khi chờ kết quả thử máu, bạn nên làm gì?

1. Có phải cứ có thai là phải có triệu chứng?

Thật sự có những chị rất nhạy cảm. Sau khi chuyển phôi sẽ có một vài triệu chứng “lạ” như: buồn nôn, mệt mỏi, ăn không ngon miệng,… Tuy nhiên sẽ có những chị không hề có biểu hiện những triệu chứng đó. Và sự thật cho thấy không có mối liên quan rõ rệt giữa những triệu chứng trên và việc có thai. Nghĩa là dù có hay không có triệu chứng báo hiệu, thì bạn cũng có thể sẽ có kết quả đậu hoặc không đậu.
Do đó, lời khuyên là sau chuyển phôi, các chị đừng cố tập trung vào cơ thể mình, cứ để mọi việc diễn ra tự nhiên, và chờ đợi kết quả thử thai vào 2 tuần sau chuyển phôi.

2. Ra huyết âm đạo có phải là không có thai?

Không đúng. Triệu chứng ra ít huyết sau khi chuyển phôi có thể có nhiều lý do:
– Có thể là dấu hiệu phôi đang làm tổ ( nghĩa là bạn sẽ có thai đấy)
– Có thể là dấu hiệu đa thai ( đậu nhiều thai cùng lúc)
– Có thể là do không có thai
Do đó, vẫn là lời khuyên nên đợi đến ngày 14 và xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có thai hay không.

🍀🍀🍀🍀Xem Thêm: Ra Máu Sau Chuyển Phôi Có Sao Không?

12 1

3. Thử que một vạch là chắc chắn không có thai?

Không hẳn vậy. Vì có thể ngày 14 sau chuyển phôi, nồng độ beta hCG trong nước tiểu chưa cao đủ để que thử hiện lên 2 vạch. Ngoài ra còn có thể do que thử thai bị hư. Và thực tế đã có rất nhiều chị thử que 1 vạch nhưng thử máu lại có bầu đấy. Nên chị em đừng vội thử que tại nhà vì chỉ khiến bản thân mình lo lắng thêm mà thôi.

4. Có phải cứ có thai là phải nghén?

Có chị em rất lo lắng vì mình không hề có 1 triệu chứng nghén nào. Thật ra, mỗi người có 1 cơ địa khác nhau, do nhiều nguyên nhân. Và sẽ có người hoàn toàn không nghén, có người lại nghén, thậm chí nghén rất nặng. Do đó, nếu bạn không nghén thì hãy mừng nhé vì triệu chứng nghén hoàn toàn không dễ chịu chút nào.

5. Trong hai tuần sau chuyển phôi, bạn nên làm gì?

  • Ăn uống:
Các nhóm thực phẩm thường dùng trong thực đơn sau chuyển phôi là:
  • Thực phẩm giàu protein
  • Thực phẩm giàu carbohydrate tốt
  • Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
  • Thực phẩm chống viêm
  • Thực phẩm bổ máu
  • Uống Đủ nước
dinh duong giup tang so luong va chat luong tinh trung e1600678245912
Ăn uống đủ chất.
  • Nghỉ ngơi:

Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng, sau chuyển phôi phải nằm im một chỗ, ăn uống tại chỗ vì sợ phôi trôi ra ngoài. Điều này không những không tốt mà còn dẫn đến nguy cơ không làm tổ của phôi. Bạn chỉ cần sinh hoạt bình thường, thậm chí đi làm những công việc nhẹ nhàng. Vận động nhẹ nhàng sau chuyển phôi sẽ làm tăng lưu lượng máu đến tử cung, tăng cơ hội làm tổ.

  • Sinh hoạt

Bạn nên ít sử dụng các thiết bị điện tử và đọc quá nhiều thông tin trên mạng để tránh gây hoang mang. Bạn có thể tập yoga ở tư thế đơn giản, nhẹ nhàng. Nên đi ngủ sớm và giờ giấc khoa học. Bạn nên kiêng sinh hoạt vợ chồng 1-2 ngày sau chuyển phôi, sau đó có thể quan hệ ở tư thế nhẹ nhàng.

tap yoga dau that lung 04 15380392169962080092226

Thật sự được làm mẹ tưởng chừng như đơn giản nhưng với không ít người điều đó quả thật khó khăn. Trên con đường đó, bạn không thể giấu những lo âu và căng thẳng. Nhưng hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, vững vàng tâm lý để chiến thắng số phận nhé!
🍀🍀❤️Chúc bạn có một kết quả thai kỳ thật viên mãn .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status