Chào bác sĩ, vợ chồng tôi kết hôn hơn 2 năm nhưng chưa có con. Hiện tại, vợ chồng tôi đang muốn làm thụ tinh ống nghiệm. Bác sĩ cho tôi hỏi, hồ sơ làm IVF cần những gì? Trước khi làm IVF cần lưu ý những gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
(Chị Nguyễn Phương Mai, 34 tuổi, Hòa Bình)
I. Hồ sơ làm IVF cần những gì? Thiếu giấy tờ có được làm IVF không?
Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho các chuyên gia của Viện Mô Phôi Quân Đội. Hồ sơ làm IVF cần những gì? Là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn quan tâm.
Thông thường, một bộ hồ sơ làm IVF sẽ bao gồm:
- Chứng minh thư (căn cước công dân) bản gốc và bản sao của cả hai vợ chồng.
- Giấy đăng ký kết hôn: bản gốc và bản sao. Bệnh viện sẽ chỉ lưu bản sao, và dùng bản gốc để đối chiếu, sau đó sẽ hoàn trả lại người đăng ký.
- Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật IVF: Mẫu đơn này, thường có sẵn tại phòng làm hồ sơ của cơ sở y tế nơi bạn thực hiện.
- Nếu trước đó bạn đã đi khám và làm xét nghiệm tổng quát cho cả vợ cả chồng thì nên mang theo trong hồ sơ.
- Trường hợp lần đầu đi khám, bác sĩ khám, tư vấn cũng như sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết cho cả vợ cả chồng, để hoàn tất hồ sơ làm IVF.
Vậy nếu thiếu giấy tờ có được làm IVF không? Câu trả lời là KHÔNG. Đây là những loại giấy tờ cần thiết để cơ sở y tế đủ căn cứ pháp lý thực hiện IVF. Nếu bạn thiếu một trong những loại giấy tờ kể trên, bạn sẽ không được làm thụ tinh ống nghiệm.
Vì vậy, để tiến hành làm thụ tinh ống nghiệm, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ IVF. Rất nhiều cặp vợ chồng vì không nắm rõ, hoặc có sự chủ quan, trong khâu chuẩn bị giấy tờ. Dẫn đến việc làm thủ tục, hồ sơ bị kéo dài. Tốn thời gian và chi phí đi lại hoàn thiện, chờ duyệt hồ sơ trước khi làm IVF.
II. Giấy tờ cần thiết làm hồ sơ IVF của người VN và nước ngoài
Bộ hồ sơ làm IVF cần những gì? Các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản cho biết: 1 bộ hồ sơ làm IVF chỉ thực sự đầy đủ sau khi làm đầy đủ xét nghiệm, và có một số giấy tờ cá nhân như đã nêu ở trên.
Ngoài mối lo về hồ sơ thủ tục làm thụ tinh ống nghiệm, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị về tâm lý, chi phí, để sẵn sàng cùng bác sĩ vượt qua hành trình tìm con.
1. Đối với người có quốc tịch VN
Đối với vợ chồng có quốc tịch Việt Nam cần có những loại giấy tờ như sau:
- Thẻ căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân của cả vợ cả chồng. Cần mang cả bản công chứng và bản gốc để đối chiếu.
- Giấy đăng ký kết hôn có photo công chứng (mang theo cả bản gốc). Hoặc giấy chứng thực/ chứng nhận độc thân đối với người còn độc thân.
- Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng có photo công chứng
- Điều đầy đủ thông tin, đề nghị thực hiện kỹ thuật IVF. Đơn này, sẽ được nhân viên y tế, hướng dẫn khi bạn đến cơ sở y tế khám và thực hiện.
✍️✍️✍️ KIẾN THỨC CẦN NẮM RÕ: Tuổi thai IVF có giống thai tự nhiên?
2. Đối với người nước ngoài
Trong trường hợp bạn là người nước ngoài, cần chuẩn bị hồ sơ làm IVF bao gồm những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu được dịch sang tiếng việt và công chứng
- Đăng ký kết hôn được dịch sang tiếng việt và công chứng.
- Thẻo visa, tạm trú tại Việt Nam (nếu có)
- Đơn đề nghị thực hiện dịch vụ hỗ trợ sinh sản, sẽ có mẫu sẵn và được nhân viên y tế hướng dẫn.
Lưu ý: Hộ chiếu và đăng ký kết hôn đối với người nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
III. Một số điều cần lưu ý khác trước khi làm IVF
Các chuyên gia của Viện mô phôi Quân Đội khuyên các cặp đôi, trước khi làm IVF cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Chuẩn bị tâm lý
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng đồng lòng, cùng bác sĩ vượt qua hành trình đầy khó khăn này.
Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ rằng con yêu nhất định sẽ đến với chúng ta. Đừng quá lo lắng, căng thẳng,… điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ tinh ống nghiệm rất nhiều.
Mặc dù có tỉ lệ thành công cao, nhưng không phải cặp vợ chồng nào thực hiện IVF 1 lần sẽ thành công. Có nhiều đôi vợ chồng phải thực hiện đến 2, thậm chí là 3 lần mới có kết quả viên mãn. Vì vậy, đừng suy sụp, chán nản khi thụ tinh một lần không thành công.
2. Chuẩn bị tài chính
Thụ tinh nhân tạo là một quá trình dài, vì vậy đòi hỏi cần phải có sự dự trù về tài chính. Sẽ có rất nhiều khoản chi phí mà bạn phải chi trả như: kích trứng, phí nuôi phôi, sàng lọc phôi và trữ đông phôi.
Hơn nữa, từ lúc thực hiện cho đến khi hoàn tất quá trình, sẽ có khá nhiều khoản chi phí phát sinh như nằm viện và đi lại,… Do đó, các cặp vợ chồng nên chuẩn bị kỹ cho mình về khoản tài chính.
3. Thu xếp thời gian
Làm IVF là một hành trình dài, vì vậy, các cặp vợ chồng nên sắp xếp thời gian, công việc. Để thực hiện theo lịch trình mà bác sĩ đã tư vấn trước đó.
Ngoài ra, không chỉ sản phụ cần thu xếp thời gian, mà người chồng cũng cần sắp xếp nhiều thời gian hơn. Mục đích chăm sóc sản phụ trong thời gian thực hiện IVF một cách hiệu quả nhất.
Với nội dung bài viết vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết được một bộ hồ sơ làm IVF cần những gì?. Hi vọng rằng, những thông tin vừa rồi đã giúp ích được cho các cặp vợ chồng, hiểu và chuẩn bị tốt hơn khi tiến hành làm IVF
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12