Làm IVF sinh đôi là lựa chọn của nhiều cặp đôi do nóng lòng sớm có con yêu. Tuy nhiên, việc mang thai đôi sẽ khiến thai phụ đối mặt với nhiều ảnh hưởng xấu. Do đó, các cặp đôi cần xem xét sức khỏe, khả năng tài chính để quyết định IVF sinh đôi hay không. Trong phạm vi bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề IVF sinh đôi. Bài viết có sự tham vấn của các bác sĩ Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
I. Làm IVF sinh đôi là như thế nào?
IVF sinh đôi là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay. Khác với việc mang thai tự nhiên, IVF thai đôi sẽ cho trứng và tinh trùng gặp nhau để phát triển trong phòng thí nghiệm.
Với phương pháp này, tinh trùng sau khi được chọn lọc sẽ được cấy với trứng và tiến hành ủ. Lúc này, IVF thai đôi có thể xảy ra khi trứng và tinh trùng phát triển thành phôi. Để mang thai đôi, bác sĩ sẽ cấy nhiều phôi vào cơ thể của người phụ nữ.
Phương pháp IVF sinh đôi được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Vợ chồng bị vô sinh – hiếm muộn không tìm ra nguyên nhân. Trước đó đã thực hiện IUI nhưng không thành công.
- Người nữ bị tắc 2 vòi trứng, mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
- Người nam có chất lượng tinh trùng không đảm bảo, không thể xuất tinh hoặc xuất tinh ngược vào trong.
II. Có nên làm IVF thai đôi theo ý muốn?
Vậy có nên làm IVF sinh đôi? Mang thai đôi sẽ giúp các cặp đôi tăng tỉ lệ thành công cao. Nhưng những chị em có sức khỏe yếu không nên làm IVF sinh đôi. Bởi việc mang thai đôi sẽ có nhiều khó khăn hơn mang thai đơn. Người mẹ dễ bị sảy thai và gặp nhiều biến chứng khác.
Hơn nữa, việc chăm sóc và nuôi 2 em bé cùng lúc không phải gia đình nào cũng đáp ứng được. Khi sinh đôi, gia đình cần phải chuẩn bị nhiều tiền bạc, thời gian hơn để chăm sóc.
Do đó, nếu có ý định IVF sinh đôi, các bạn cần cân nhắc thật kỹ. Nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân có đáp ứng việc mang song thai không. Cũng nên xem xét điều kiện tài chính của gia đình để quyết định.
🌠🌠🌠 BẠN CẦN NẮM RÕ: Hồ sơ làm IVF cần những gì? Thiếu giấy tờ có được làm IVF không?
III. Nguy cơ khi áp dụng phương pháp cấy sinh đôi
Như vừa chia sẻ, việc cấy sinh đôi sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến chị em có thể phải đối mặt.
1. IVF thai đôi tăng nguy cơ sinh non
Nguy cơ đầu tiên khi chị em quyết định IVF thai đôi đó là tăng nguy cơ sinh non. Thực chất, cơ thể của người phụ nữ chỉ phù hợp cho việc mang thai một em bé.
Nếu sinh đôi, tử cung của người phụ nữ sẽ không thể đảm bảo hai em bé đều phát triển khỏe mạnh. Lúc này, túi thai phải chịu trọng lượng lớn hơn so với bình thường. Nên việc sinh non là điều khó tránh khỏi.
2. Tăng triệu chứng khi mang thai
Khi mang song thai, lượng hormone trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao hơn. Khiến các triệu chứng mang thai sẽ xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn so với việc mang đơn thai.
Mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó ngủ, tiểu nhiều lần trong đêm, đau lưng… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Không những thế, khi IVF sinh đôi, cân nặng của mẹ bầu cũng sẽ tăng nhiều đáng kể. Việc tăng cân khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, gây áp cho xương khớp, dễ bị rạn da.
3. Mang song thai IVF tăng nguy cơ tiền sản giật
Mang song thai IVF chị em sẽ tăng nhiều cân, đồng nghĩa với việc có nguy cơ bị tiền sản giật. Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm khi mang thai.
Biến chứng này có thể ảnh hưởng xấu để cả thai phụ và thai nhi. Do đó, các mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng của mình để hạn chế biến chứng không mong muốn.
4. Tiểu đường
Mang thai đôi IVF sẽ có nguy có mắc bệnh tiểu đường so với những trường hợp khác. Nếu thai phụ bị tiểu đường, em bé sau khi sinh ra dễ mắc các bệnh về đường máu, hô hấp.
5. Nguy cơ sinh mổ
Khi mang song thai IVF chị em sẽ có nguy cơ sinh mổ cao. Theo thống kê, có đến 80% IVF sinh đôi phải sinh mổ, nguyên nhân do khi mang thai đôi sẽ có khả năng cao thai ngược nhau.
Người mẹ cũng gặp khó khăn cho việc sinh thường, nên không thể sinh thường mà phải chuyển sang sinh mổ.
❎❎❎ BẠN NÊN BIẾT: Mang bầu thai IVF nên đẻ thường hay mổ?
6. Nguy cơ bị phù nề
Nữ giới mang song thai khiến tử cung giãn to hơn. Điều này tạo áp lực lớn, gây chèn ép lên quá trình tuần hoàn của đôi chân. Nên mẹ bầu sẽ gặp tình trạng phù nề sớm.
7. Thai nhi bị biến chứng
Thai nhi trong quá trình phát triển cũng sẽ gặp nhiều biến chứng. Càng nhiều túi thai thì khả năng biến chứng ngày nhiều. Do đó, mẹ bầu cần phải quan sát sát sao, tránh biến chứng ảnh hưởng đến thai kỳ.
IV. Mang song thai IVF phải làm sao?
Vậy mang song thai IVF phải làm sao? Nếu được chẩn đoán mang song thai, chị em cần phải lưu ý những vấn đề sau để hạn chế ảnh hưởng đến bản thân và em bé.
Theo dõi thai chặt chẽ
IVF sinh đôi được khuyến cáo nên thăm khám tại các cơ sở y tế thường xuyên. Để bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển thai nhi.
Chị em nên siêu âm, kiểm tra đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nhờ đó, phát hiện được sớm dị tật cho thai nhi. Cũng như các biến chứng tiền sản giật hay biến chứng sản khoa khác. Từ đó, có phương án điều trị sớm đảm bảo sự an toàn cho thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ
Việc mang thai đôi sẽ khiến nhu cầu ăn uống của thai phụ tăng. Các mẹ hãy bổ sung nhiều dưỡng chất để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
Đặc biệt, nên bổ sung nhiều canxi, sắt, vitamin hay axit Folic… Đây đều là những chất cần thiết khi mang thai.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi thai nhi phát triển, cơ thể của người mẹ sẽ nặng nề và mệt mỏi hơn. Lời khuyên cho các mẹ bầu đó là dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.
Khâu cổ tử cung
Nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định khâu tử cung để tránh cổ tử cung mở sớm. Như vậy, em bé sẽ được giữ lâu hơn trong cơ thể người mẹ. Hạn chế tình trạng sinh non, khiến em bé đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.
Uống thuốc đầy đủ
Khi mang thai, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp cơ thể đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo an toàn. Chị em hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để việc sinh con diễn ra an toàn hơn.
V. Chi phí cấy thai đôi IVF là bao nhiêu?
Có rất nhiều cặp đôi băn khoăn về vấn đề chi phí cấy thai đôi IVF là bao nhiêu nên còn do dự chưa thực hiện.
Thực tế, vấn đề chi phí làm thai đôi IVF phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe của người vợ, người chồng.
- Người vợ có khả năng đáp ứng thuốc như thế nào?
- Cơ địa.
- Phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Chưa kể đến có những trường hợp không thể chuyển phôi tươi hay có chuyển được nhưng không thành công. Lúc này, buộc phải sử dụng chuyển phôi trữ.
Trường hợp này, các bạn sẽ phải chi trả thêm chi phí chuyển phôi trữ. Chi phí này ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào thời gian và số lượng phôi trữ sử dụng.
Chính vì thế, để đưa ra con số cụ thể cho việc làm IVF sinh đôi là điều không thể. Mỗi cặp vợ chồng sẽ có chi phí khác nhau. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, chi phí IVF sinh đôi sẽ dao động từ 70.000.000 – 100.000.000 đồng.
Các bạn cũng không nên quá chú trọng vào vấn đề chi phí. Thay vào đó nên ưu tiên tìm đến địa chỉ thực hiện uy tín, có tỉ lệ thành công cao. Như vậy sẽ giúp các bạn tiết kiệm chi phí thực hiện đáng kể.
VI. Biện pháp chăm sóc song thai IVF
Cuối bài viết sẽ là một số biện pháp chăm sóc song thai IVF từ các bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Chị em nên bỏ túi để giúp thai kỳ phát triển an toàn và toàn diện.
1. Giai đoạn chuyển phôi
Để tăng tỉ lệ thành công IVF sinh đôi, trước đó các bạn cần chuẩn bị thật tốt cho niêm mạc. Niêm mạc cần phải đảm bảo về độ dày trước khi nhận phôi. Khi niêm mạc có độ dày khoảng 8 – 13mm sẽ được tiếp nhận phôi.
Trong thời gian nuôi niêm mạc, chị em cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nên tránh sử dụng những thực phẩm dễ bị táo bón hay thực phẩm gây tiêu chảy. Đồng thời, nên tránh xa các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn.
Chị em cũng nên dành thời gian để vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn này. Có thể đi bộ, tập yoga để giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Cuối cùng, không nên quá căng thẳng, lo lắng, áp lực việc sinh con. Nên giữ tinh thần lạc quan để có thể khỏe mạnh, quá trình chuyển phôi sẽ có kết quả tốt.
2. Giai đoạn sau chuyển phôi
Sau khi đưa phôi cơ thể, sau 5 ngày phôi sẽ bắt đầu phát triển và làm tổ. Thời điểm này mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm tốt cho thai kỳ. Một số dưỡng chất không thể bỏ qua gồm:
- Bổ sung axit Folic thông qua các loại hạt hay cam quýt, các loại rau màu xanh đậm. Dưỡng chất này rất quan trọng cho quá trình hình thành tế bào.
- Sắt có trong sò điệp, hàu, gan.
- Chất béo bão hòa.
- Chất đạm như các loại thịt, cá.
- Mỗi ngày nên bổ sung 1000mg canxi.
- Các loại rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin, giúp mẹ bầu tránh bị táo bón, tăng hệ miễn dịch.
Ngoài ra, thai phụ cũng nên đảm bảo có sức khỏe tốt. Đi lại, vận động nhẹ nhàng, không nên làm các việc nặng hay tập luyện với cường độ cao.
Trên đây là thông tin tổng hợp về IVF sinh đôi. Nếu có ý định IVF sinh đôi, tốt nhất các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau khi đánh giá tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12