Năm 1978, em bé đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm chào đời. Từ đó đến nay đã mở ra cơ hội cho hàng triệu người hiếm muộn trên toàn thế giới. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Và càng được áp dụng rộng rãi cho nhiều trường hợp vô sinh hiếm muộn. Vậy thụ tinh trong ống nghiệm là gì? Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn có gì khác biệt? Khi nào cần tiêm tinh trùng vào bào tương noãn?
1. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là gì?
Với kỹ thuật IVF cổ điển, trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh với nhau trong đĩa petri một cách chủ động. Sau đó đặt trong một tủ cấy mô phỏng các điều kiện tự nhiên.
📌📌📌📌📌📌Bạn cần biết: Lời khuyên cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn – IVF/ICSI là kỹ thuật dùng hệ thống vi thao tác xử lý tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương của noãn để tạo phôi nhằm tăng khả năng thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
Kỹ thuật ICSI được báo cáo thành công lần đầu tiên vào năm 1992. Nhờ ICSI phôi được tạo ra chỉ từ duy nhất 1 trứng và 1 tinh trùng, do đó kỹ thuật này có thể áp dụng cho những trường hợp thiểu năng tinh trùng nặng, tinh trùng được lấy từ mào tinh hoặc tinh hoàn, để tăng tỉ lệ thụ tinh, đảm bảo khả năng có phôi trong một chu kỳ hỗ trợ sinh sản.
2. Khi nào cần tiêm tinh trùng vào bào tương noãn?
Khi nào cần tiêm tinh trùng vào bào tương noãn? Bác sĩ điều trị có thể đề xuất ICSI khi:
- Số lượng tinh trùng của bạn thấp
- Khả năng di chuyển của tinh trùng – chuyển động – kém
- Bạn có số lượng tinh trùng bất thường cao
- Tinh trùng của bạn đã được lấy bằng phẫu thuật
- Tinh dịch của bạn có chứa lượng kháng thể
- Bạn đã từng điều trị IVF thông thường, không giải thích được, không thành công hoặc khi rất ít trứng đã thụ tinh sau IVF
- Các xét nghiệm về chức năng tinh trùng của bạn đã chỉ ra rằng tinh trùng khó có thể thụ tinh hoặc chất lượng phôi và quá trình cấy ghép có thể bị ảnh hưởng
- Bạn đã chọn sử dụng trứng và tinh trùng hiến tặng.
3. Quy trình thực hiện phương pháp ICSI là gì?
Quy trình thực hiện ICSI gần giống với quy trình thực hiện IVF cổ điển. Bắt đầu bằng việc người phụ nữ sẽ sử dụng thuốc để kích thích buồng trứng nhằm làm tăng số lượng trứng.
✅✅✅✅Tham khảo thêm: Thai tự nhiên và thai IVF khác nhau không?
Sau đó, số trứng này sẽ được chọc hút qua đường âm đạo dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm và trứng sẽ được nuôi cấy trong điều kiện thích hợp tại lab thụ tinh ống nghiệm. Sau khi lấy mẫu tinh dịch từ người chồng, mẫu sẽ được lọc rửa nhằm chọn lựa được những tinh trùng di động tốt, hình thái tốt. Sau đó, bằng cách sử dụng hệ thống vi tiêm hiện đại, một tinh trùng với hình thái và di động tốt sẽ được bắt bằng kim thủy tinh và tiêm trực tiếp vào trong trứng.
Sau khi tiêm ICSI, phôi sẽ được tiếp tục nuôi cấy trong lab thụ tinh ống nghiệm. Khi tạo được phôi thì phôi chất lượng tốt sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung người mẹ. Sau đó, bác sĩ và vợ chồng sẽ theo dõi các triệu chứng mang thai, khi có triệu chứng, bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm máu hoặc siêu âm để xác định xem người mẹ đã có thai hay không.
4. Tỷ lệ thành công của phương pháp ICSI
ICSI là một quy trình an toàn và hiệu quả cho các cặp vợ chồng có yếu tố vô sinh do nam giới và giúp cải thiện khả năng thụ tinh cho các cặp vợ chồng có kết quả thụ tinh kém trong IVF đã được thực hiện trước đó.
Tỉ lệ thành công của ICSI ít phụ thuộc vào chất lượng và nguồn gốc tinh trùng. Như vậy, kỹ thuật ICSI có thể giúp một người có chất lượng tinh trùng kém vẫn có khả năng có con như một người có chất lượng tinh trùng tốt. ICSI là phương pháp mang lại hiệu quả thụ tinh cao với tỷ lệ trứng thụ tinh luôn đạt từ 65 –80%.
Hiện nay, trên thế giới có xu hướng sử dụng kỹ thuật ICSI thay thế IVF cổ điển. Ngay cả ở những trường hợp tinh trùng bình thường. Bởi vì ICSI có tỉ lệ thụ tinh cao hơn và tạo nhiều phôi hơn. Điều này có thể giúp tỉ lệ thành công cuối cùng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!