Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây là nơi phôi đã thụ tinh làm tổ và phát triển thành em bé hơn 9 tháng thai kỳ. Vì thế, sức khoẻ của tử cung phần nào phản ánh sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Tử cung là cơ quan sinh sản được cấu tạo bởi nhiều bộ phận có vai trò riêng biệt. Khi một trong các bộ phận bất thường, khả năng sinh sản của nữ giới bị giảm đi, trong đó có vấn đề lỗ tử cung bị chít hẹp. Vậy lỗ tử cung bị chít hẹp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
🔥Ngày 25/06/2024: Một số lợi ích của đông phôi toàn bộ.
🔥Ngày 24/06/2024: Có thể siêu âm đầu dò khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt không?
🔥Ngày 25/06/2024: Béo phì có liên quan đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
🔥Ngày 18/06/2024: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli là gì?
🔥Ngày 18/06/2024: Một trường hợp em bé sinh ra khoẻ mạnh từ phôi ngày 6 tại Viện!
🔥Ngày 24/06/2024: Em bé yêu của mẹ Xuyên bố Kiên!
Chức năng của tử cung
Tử cung còn gọi là dạ con, là một cơ quan trong hệ thống cơ quan sinh sản ở nữ giới. Tử cung có hình dạng như quả lê lộn ngược. Bình thường tử cung dài khoảng 6-8cm, độ dày khoảng 2-3cm, chiều rộng khoảng 4-5cm. Tử cung là nơi trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 40 tuần thai kỳ. Ngoài ra, tử cung còn có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe phụ nữ.
Cấu tạo của tử cung
Tử cung được cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
Đáy tử cung
Là phần trên cùng của tử cung, có hình dạng cong và khá rộng. Đáy tử cung có sừng ở hai bên, và là nơi vòi trứng thông với tử cung.
Thân tử cung
Là phần chính của tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Mỗi lớp cơ sẽ có vai trò khác nhau, trong đó, cơ đan chéo, có chức năng co bóp và cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong quá trình sinh con.
Bên trong lòng tử cung có một lớp màng nhầy được gọi là nội mạc tử cung. Độ dày của lớp nội mạc này sẽ thay đổi theo biến đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường trứng sau khi thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài cơ thể dưới hình thức hành kinh.
Eo cổ tử cung
Là phần tiếp nối giữa tử cung và cổ tử cung nên khá hẹp.
Cổ tử cung
Là phần nằm thấp nhất của tử cung và kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn, giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào trong lòng tử cung để gặp trứng và thụ tinh.
Chức năng của tử cung
- Tử cung hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt
- Giữ trứng thụ tinh: tử cung là nơi sẵn sàng để đón nhận trứng đã thụ tinh về làm tổ.
- Nuôi dưỡng em bé chưa ra đời trong suốt thai kỳ. Tử cung cũng là nơi em bé sẽ ở trong suốt thai kỳ và cũng tại đây, em bé sẽ trải qua những giai đoạn phát triển đầu tiên từ khi là một phôi thai nhỏ xíu cho đến khi thành một em bé để có thể sinh ra và sống bên ngoài cơ thể mẹ.
- Lớn lên cùng với sự phát triển của em bé: vì tử cung sẽ giữ em bé trong suốt quá trình mang thai, nên tử cung sẽ thay đổi kích thước, sẽ phát triển to dần lên cùng với thai kỳ để giúp em bé có nhiều không gian để phát triển hơn.
Lỗ tử cung bị chít hẹp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Lỗ cổ tử cung bị chít hẹp là một trong những bất thường ở tử cung. Điều này có thể gây ra tình trạng vô sinh ở nữ giới. Lỗ cổ tử cung hẹp hơn bình thường và thậm chí có trường hợp đóng hoàn toàn dẫn đến cản trở tinh trùng đi tìm trứng để thụ tinh và gây khó khăn cho các phương pháp hỗ trợ điều trị sinh sản.
Đường đi của tinh trùng bị chặn hoặc giới hạn
Viêm tử cung và nguy cơ lạc nội mạc tử cung
Chảy máu trong kỳ kinh nguyệt có thể bị chặn hoàn toàn hoặc bị giữ lại. Khi đó, máu kinh không thể dễ dàng chảy ra ngoài dẫn đến ứ lại gây đau và viêm. Lâu ngày tạo thành khối máu tụ.
Nếu nhiễm trùng xảy ra, tử cung có thể bị ứ máu buồng tử cung (hematometra). Ngay cả khi cổ tử cung hơi mở và máu có thể chảy ra ngoài, nhưng máu kinh nguyệt đôi khi có thể chảy ngược lên qua ống dẫn trứng dẫn đến tổn thương nội mạc tử cung và gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung.
Giảm tiết chất nhầy cổ tử cung
Hẹp cổ tử cung thường gặp nhất là do mô sẹo. Các mô sẹo có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Đôi khi, phẫu thuật gây ra các mô sẹo liên quan đến phẫu thuật cổ tử cung và dẫn đến hạn chế hơn nữa việc sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Nếu không có đủ chất nhầy ở cổ tử cung, tinh trùng có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển và sống sót để đến gặp trứng.
Biến chứng trong quá trình điều trị sinh sản
Cả điều trị IUI và IVF đều cần đặt ống thông vào bên trong cổ tử cung. Với IUI, ống thông vận chuyển tinh trùng đã được rửa. Còn với IVF, ống thông mang phôi đã thụ tinh. Trong cả hai trường hợp, nếu lỗ cổ tử cung bị chặn hoặc quá hẹp để ống thông đi qua, gây khó khăn trong việc điều trị vô sinh, buộc bác sĩ phải có các biện pháp để đưa được ống thông vào.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11