Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Từ khi phương pháp này ra đời đã giúp hàng triệu người được làm cha mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là một quy trình hết sức phức tạp. Mỗi giai đoạn của thụ tinh trong ống nghiệm đều được thực hiện rất cẩn trọng. Nếu như có bất kì một sai sót nào, kết quả điều trị có thể không đạt hiệu quả. Chính vì vậy, nó luôn tạo cho người bệnh tâm lý lo lắng, hoang mang và có nhiều thắc mắc. Chuyển phôi là bước cuối cùng trong chu trình điều trị IVF. Sau 14 ngày chuyển phôi, kết quả của ca IVF sẽ được xác định sau khi thử nồng độ beta hCG. Vậy những lưu ý sau chuyển phôi bao gồm những gì?
🌳Ngày 06/11/2024: Chuẩn bị niêm mạc tử cung khoảng bao nhiêu ngày?
🌳Ngày 05/11/2024: Nguyên nhân nào xuất hiện tình trạng thai trứng?
🌳Ngày 05/11/2024: Độ pH trong tinh dịch nói lên điều gì?
🌳Ngày 05/11/2024: Kích trứng có gây suy buồng trứng hay không?
🌳Ngày 04/11/2024: Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
🌳Ngày 04/11/2024: Thời gian cho một ca IVF trong bao lâu?
Quy trình chuyển phôi
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian canh niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Những lưu ý sau chuyển phôi
Sau chuyển phôi, bạn có thể nghỉ ngơi tại Viện tầm 2-3 tiếng đồng hồ. Sau đó bệnh nhân về nhà sinh hoạt bình thường. Sau khi chuyển phôi, bạn nên di chuyển về nhà bằng ô tô. Về nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ăn gì?
- Ăn đa dạng các nhóm, không nên ăn quá nhiều nhóm nào, cái gì nhiều quá đều không tốt.
- Không cần ăn lượng gấp đôi vì nghĩ thai cần nhiều dinh dưỡng. Cứ ăn 70% dạ dày đừng ăn quá no.
- Kiêng: đu đủ xanh, chuối xanh, rau ngót, dứa…là những thứ tăng co thắt tử cung, không có lợi cho phôi làm tổ. Kiêng đồ chua, cay, dầu mỡ…là những thứ dễ gây kích ứng dạ dày.
Uống gì?
- Tích cực uống nước thật ấm, bên cạnh ăn đồ nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là máu đến tử cung. Vì dùng nội tiết lúc chuẩn bị niêm mạc và sau chuyển phôi khiến máu bị cô đặc hơn. Nhiều bạn bị nặng còn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,… Các bạn hoàn toàn có thể dùng cách này để khắc phục nhé!
- Uống 1,5-2l nước mỗi ngày để máu lưu thông dễ hơn, tránh cô đặc máu.
- Ngoài ra, rất nên uống các loại nước ép trái cây để bổ sung enzym tươi cho cơ thể. Nhiều bạn ăn đạm mà bỏ quên trái cây tươi, cơ thể rất thiếu emzym. Tỉ lệ trái cây có thể lên tới 50% khẩu phần ăn. Loại nào cũng được, không ăn quá nhiều trái cây nhiều đường, ăn ít không sao hết.
Vận động như thế nào?
- Hoàn toàn có thể đi lại và làm việc bình thường, nếu là công việc nhẹ nhàng, không mang vác nặng, đi lại quá nhiều… Điều này vừa giúp máu lưu thông tốt hơn, vừa giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho các mẹ, giúp dễ có thai hơn.
- Kiêng: Nằm yên một chỗ. Vừa khiến máu lưu thông kém, vừa khiến nhu động ruột kém dẫn đến táo bón. Đều là những điều không tốt cho thai kì! Còn khi nằm ngủ, việc nằm nghiêng, ngửa, chân duỗi, co… đều không ảnh ảnh hưởng tới phôi- thai nhé!
👉👉👉👉👉Xem thêm: Thay Đổi Lối Sống Có Cải Thiện Được Tinh Trùng?
Vệ sinh như thế nào?
Những biểu hiện thường gặp sau chuyển phôi
- Ra ít dịch hồng, nâu: là hệ quả của quá trình làm tổ của phôi, do niêm mạc bị “rạn, nứt”, mạch máu bị đứt, giống như “hạt mầm đâm chồi trong lòng đất vậy”! Tóm lại, có thể hiểu đó là dịch sinh lý, là hiện tượng bình thường, các mẹ đừng lo lắng, kể cả đó là máu đỏ tươi nhưng chỉ có một, hai giọt. Thậm chí, đó là dấu hiệu tốt, báo hiệu phôi đang làm tổ. Còn nếu chảy nhiều máu đỏ tươi, thấm băng vệ sinh thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn nhé!
- Đau bụng: thường là đau lâm râm dưới rốn, đau lệch trái, lệch phải… thỉnh thoảng nhói cái! Đó có thể cũng là hệ quả của quá trình phôi làm tổ hoặc do thay đổi nội tiết sau chuyển phôi, các mẹ hãy bình tĩnh và uống thật nhiều nước ấm, ăn đồ nóng, nếu không đỡ thì dùng thêm giảm co (nospa). Nếu không đỡ nữa thì có thể phải đi khám để loại trừ vấn đề về tiêu hóa.
- Đi ngoài: đi ngoài phân lỏng, nhiều. Đó có thể là do bạn dùng thuốc đặt hậu môn, hãy chuyển sang đặt âm đạo và theo dõi thêm. Và hãy chắc chắn luôn ăn chín, uống sôi và không ăn linh tinh để loại trừ vấn đề tiêu hóa nhé
- Đầy bụng , chướng hơi, cồn cào vùng thượng vị: cũng là do thay đổi của cơ thể do dùng nội tiết và có thể do nồng độ beta hCG do màng đệm của thai tiết ra. Tín hiệu tốt đấy chứ?
Những lưu ý sau chuyển phôi trên đây là thông tin hết sức quan trọng. Cuối cùng, chúc các bạn hai vạch đỏ chót và thai kỳ mạnh khỏe nhé!
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11