Người ta thường nói: “Tuổi tác chẳng là gì, nó chỉ là một con số”. Nhưng nói tới mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh thì tuổi tác là một vấn đề lớn. Vì vậy bạn cần sắp xếp một kế hoạch để tối ưu sức khỏe của mình và em bé. Vậy mang thai khi lớn tuổi cần lưu ý điều gì?
I. ĐỘ TUỔI SINH CON TỐT NHẤT
Theo các chuyên gia y tế thì độ tuổi lý tưởng nhất để người vợ sinh con là từ 20 đến 35 tuổi. Ngoài tuổi đó nếu người vợ mang thai sẽ phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng về sức khỏe và sinh sản.
Khi người vợ trên 40 tuổi cơ hội mang thai sẽ thấp hơn. Và sau 45 tuổi sẽ rất khó mang thai tự nhiên. Bởi vì trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh khoảng 15 năm. Số lượng trứng của người vợ bắt đầu suy giảm một cách đáng kể.
Sau 40 tuổi, trứng của nữ giới nhiều khả năng có vấn đề về cấu trúc. Hay còn gọi là bất thường nhiễm sắc thể. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh cho bé.
II. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI SINH CON LÚC LỚN TUỔI
1. Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất khi mang thai lớn tuổi là chị em đã thực sự vững vàng về tâm lý cũng như tài chính. Chị em có thời gian trải nghiệm cuộc sống nên có thể nuôi dạy con tốt hơn.
2. Hạn chế khi sinh con lúc lớn tuổi
Những hạn chế nguy cơ gặp phải là gì?
Có nhiều biến chứng thai kỳ: Mang thai người mẹ sẽ phải đối mặt với một loạt biến chứng như: huyết áp tăng, đái tháo đường thai kỳ… thậm chí là nguy cơ thai nhi dị tật, đột biến nhiễm sắc thể hoặc sảy thai.
Bên cạnh đó, trong quá trình sinh con mẹ có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm như: sinh con nhẹ cân, lưu thai, bé sinh ra có nhiều bệnh lý bẩm sinh …
Rối loạn di truyền: Tỷ lệ bé sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng Down khi mẹ mang thai lớn tuổi.
Nguy cơ bị loãng xương cao hơn: phụ nữ sinh con sau 35 tuổi có nguy cơ bị bệnh loãng xương cao gấp đôi so với những người sinh sớm.
II. MANG THAI KHI LỚN TUỔI CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
Vậy mang thai khi lớn tuổi cần lưu ý điều gì?
>>>>XEM THÊM: HIỂU THÊM VỀ TRIPLE TEST
1. Trước khi mang thai:
Trước khi mang thai người mẹ cần làm gì?
- Người vợ nên chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước thời gian mang thai. Điều này sẽ giúp giảm phần nào những bất lợi trong quá trình mang thai.
- Cần tiêm phòng những bệnh như Rubella, cảm cúm, thủy đậu …Từ 3 – 6 tháng trước khi có thai.
2. Trong thai kỳ:
- Tuân thủ đầy đủ lịch khám thai của bác sĩ.
- Cần làm xét nghiệm tầm soát thai kỳ tuỳ theo chỉ định và tư vấn chuyên môn của bác sĩ:
- Xét nghiệm NIPT
- Xét nghiệm double test trong ba tháng đầu thai kỳ
- Xét nghiệm Triple test: Nên thực hiện từ tuần thai thứ 15 – 22, chính xác nhất là vào tuần thứ 16 – 18.
- Chế độ ăn uống phù hợp. Các chị nên có chế độ ăn giàu axit folic, canxi, sắt và protein.
- Kiểm soát cân nặng sẽ tốt cho sức khỏe của bé và giúp giảm thừa cân của mẹ sau sinh. Tăng cân bình thường nên tăng 10 – 15 kg trong thai kỳ. Nếu bạn thừa cân trước khi mang thai, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn chỉ tăng từ 5 – 10 kg. Phụ nữ béo phì có thể chỉ cần tăng 4 tới 8 kg. Tăng cân hợp lý làm giảm nguy cơ chậm phát triển cho thai nhi và hạ thấp các nguy cơ trước sinh.
- Tập thể dục đều đặn sẽ giúp mẹ bầu luôn có cân nặng vừa phải, giúp giữ dáng và giải tỏa bớt căng thẳng. Tuy nhiên các chị nên hỏi ý kiến bác sĩ xem các bài tập đó có phù hợp hay không? Thường thì sẽ có thể thể tiếp tục thói quen tập thể dục bình thường trong thai kỳ. Nhưng bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu giảm bớt hoặc điều chỉnh thói quen tập luyện.
- Khi mang thai không nên uống đồ có cồn, hút thuốc hoặc đến những nơi có khói thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng thuốc , nên trao đổi với bác sĩ để biết những thuốc nào là an toàn trong khi mang thai và cho con bú. Những thuốc này bao gồm cả thuốc được kê đơn, thuốc không cần kê đơn, thực phẩm chức năng và cả thảo dược.
Bài viết liên quan
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11
Lưu ý sau chuyển phôi
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất ...
Th11
Những điều cần biết về loạn dưỡng cơ Duchenne
Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là một bệnh lý di truyền do đột biến gen ...
Th11