Sinh con khoẻ mạnh là mong ước của mỗi người làm cha mẹ. Dù đó là thai kỳ từ nhiên hay thai hỗ trợ sinh sản. Để có được em bé khoẻ mạnh khi điều trị hỗ trợ sinh sản là một hành trình dài. Trên hành trình đó, bệnh nhân phải trải qua nhiều giai đoạn điều trị khác nhau. Trong đó, có một số trường hợp tạo được ít phôi đã rất lo lắng về tỷ lệ thành công khi điều trị. Dưới đây là trường hợp bệnh nhân chỉ có một phôi duy nhất nhưng đã điều trị thành công tại Viện. Một phôi duy nhất – một em bé khoẻ mạnh. Bệnh nhân đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn chuẩn bị niêm mạc tử cung.
Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm progesteron khi điều trị IVF
Progesterone là một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và phát triển phôi thai của người và các loài khác. Ngoài ra, Progesterone còn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid. Hormone này được sản xuất bởi buồng trứng, nhau thai và tuyến thượng thận.
💈💈💈💈Bệnh nhân có thể chuyển hai phôi theo nguyện vọng không?
💈💈💈💈 Bệnh bạch tạng có phải do di truyền không?

Progesterone đặc biệt quan trọng trong hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Vai trò của hormone progesterone
Trong điều hòa kinh nguyệt
Progesterone kết hợp với Estrogen là hai hormone sinh dục nữ chính. Hai hormone này thực hiện chức năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kéo dài từ 28 – 31 ngày tùy vào cơ địa. Theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone progesterone là khác nhau, cụ thể:
Ở giai đoạn nang noãn (trước khi rụng trứng), nồng độ progesterone trong huyết thanh thấp, chỉ từ 0,2 – 1,5 ng/ml.
Khi nồng độ hormone LH tăng cao đạt đỉnh, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra, các tế bào hoàng thể trong nang noãn bị vỡ. Sau đó, tín hiệu tăng sản xuất progesterone sẽ được gửi đi để đáp ứng với LH.
Ở giai đoạn hoàng thể, sau rụng trứng thì nồng độ Progesterone sẽ tăng rất nhanh. Đến trước ngày hành kinh khoảng 7 ngày, nồng độ Progesterone đạt đỉnh, nồng độ lúc nào cao hơn ở phụ nữ mang thai.
Trong nuôi dưỡng thai
Ở phụ nữ mang thai, Progesterone được duy trì ổn định ở mức cao để thực hiện nhiều chức năng như:
-
Progesterone giống như một hormone an thai để ngăn chặn các cơn co thắt tử cung, đảm bảo cổ tử cung luôn được đóng kín, thai nhi làm tổ an toàn và ổn định trong tử cung.
- Progesterone hỗ trợ quá trình làm tổ của phôi thai. Sau khi được thụ tinh, phôi bắt đầu di chuyển vào trong ổ niêm mạc tử cung để bắt đầu quá trình làm tổ. Trước đó, progesterone đã giúp niêm mạc tử cung phát triển và chuyển dạng. Diều này giúp tạo điều kiện tốt nhất để niêm mạc tử cung đón phôi làm tổ.
- Sau khi thụ thai, progesterone ngăn ngừa sinh non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh
Hormone progesterone của cơ thể mẹ cũng tham gia vào quá trình tạo sữa. Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đầy đủ nhất cho trẻ phát triển khỏe mạnh trong những tháng năm đầu tiên của cuộc đời.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm progesterone
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm tại 2 thời điểm:
- Trước khi niêm mạc tiếp xúc với progesterone
- Ngày trước khi chuyển phôi ngày 5.
Mặc dù dùng cùng một phác đồ, nhưng nồng độ progesterone của mỗi bệnh nhân đều khác nhau, do khác nhau về chỉ số khối cơ thể, độ tuổi, khả năng hấp thu, phân phối, chuyển hóa progesterone,…
- Progesterone trong ngưỡng 10-20 ng/ml có tỷ lệ thụ thai cao nhất.
- Nồng độ progesterone thấp (<10 ng/ml) có tỷ lệ thụ thai và tỷ lệ thai sinh sống thấp nhất.
- Tuy nhiên nồng độ progesterone quá cao (> 20 ng/ml) cũng không làm tăng tỷ lệ đậu thai.
Vai trò của Progesterone trong quá trình điều trị IVF
Progesterone là một hormone cần thiết cho sự phát triển của nội mạc tử cung, cho phép phôi làm tổ và thai phát triển trong tự nhiên cũng như giúp chuyển dạng nội mạc trong IVF. Trong quá trình IVF, progesterone đóng vai trò quan trọng ở nhiều giai đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công của quy trình:
Trước khi chuyển phôi:
Progesterone giúp chuẩn bị và tạo môi trường lý tưởng cho niêm mạc tử cung, giúp phôi thai dễ dàng bám vào và làm tổ. Nếu nồng độ progesterone quá thấp trong giai đoạn này, nội mạc tử cung có thể không đủ ổn định. Từ đó làm giảm khả năng phôi bám thành công. Nồng độ progesterone thích hợp đảm bảo niêm mạc tử cung dày dặn, giàu mạch máu. Khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ban đầu của phôi.
Sau khi chuyển phôi:
Sau khi phôi được chuyển vào tử cung, progesterone tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của phôi thai. Bằng cách duy trì niêm mạc tử cung ổn định, progesterone cung cấp dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, progesterone còn giúp giảm nguy cơ co bóp tử cung, ngăn ngừa sảy thai sớm. Vì vậy, hầu hết các phác đồ IVF đều bao gồm bổ sung progesterone qua đường uống, đặt âm đạo hoặc tiêm.
Trong suốt thai kỳ:
Progesterone tiếp tục đảm bảo sự phát triển phù hợp của tử cung trong suốt thai kỳ. Nó giúp ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung quá sớm, đảm bảo thai nhi có đủ không gian và dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Việc duy trì nồng độ progesterone ổn định trong thai kỳ là yếu tố then chốt để giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng khác.
Một phôi duy nhất – Một em bé khoẻ mạnh
Đây cũng là một trường hợp bệnh nhân liên quan đến chỉ số progesterone thấp trước khi chuyển phôi.
Sau khi đến khám tại Viện, bác sĩ chỉ định bệnh nhân diều trị IVF. Khi nuôi phôi lên ngày 5, bệnh nhân chỉ còn lại một phôi duy nhất nên đã rất lo lắng. Bệnh nhân được chỉ định chuyển phôi đông lạnh. Tuy nhiên vào trước ngày chuyển phôi, bệnh nhân xét nghiệm progesterone thấp nên bác sĩ đã điều chỉnh đơn thuốc, bệnh nhân được chuyển phôi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ progesterone trong khoảng thời gian chuyển phôi có vai trò quan trọng ở những bệnh nhân thực hiện chuyển phôi trữ trong chu kỳ sử dụng hormone thay thế.
Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân đã rất lo lắng vì chỉ có một phôi duy nhất. Nhưng thật may mắn cho bệnh nhân là phôi thai làm tổ thành công. Hôm nay em bé phôi nhỏ xíu đó đã chào đời bình an sau 39 tuần thai kỳ.
💠💠💠💠 Chi phí khám ngày cuối tuần ở Viện Mô phôi có cao hơn không?
💠💠💠💠 Viêm buồng trứng gây ra những nguy cơ gì?

Chúc mùng thành công của vợ chồng bệnh nhân. Chúc em bé luôn khoẻ mạnh, hay ăn chóng lớn nhé!
Bài viết liên quan
Bệnh nhân có tiền sử niêm mạc mỏng sinh con thành công
Niêm mạc tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm ...
Th7
Bệnh nhân chuyển một phôi khảm 30% thành công
Chất lượng phôi là vấn đề mà các cặp vợ chồng điều trị IVF rất ...
Th7
Em bé Đạt đến thăm Viện
Trước đây khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân sẽ được chuyển ...
Th7
Ba em bé Rubik – Đậu – Cốm đến thăm Viện
Những em bé đáng yêu của Viện Ba em bé Rubik – Đậu – Cốm ...
Th7
Bệnh nhân chuyển đoạn NST số 5 sinh con khoẻ mạnh
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th7
Bệnh nhân đái tháo nhạt điều trị thành công tại Viện
Sự phát triển của di truyền học những năm gần đây đã mang lại hy ...
Th7