Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Hằng năm, Viện Mô phôi đã có thêm rất nhiều thiên thần nhỏ chào đời từ phương pháp này. Chuyển phôi được xem là khâu cuối cùng của một ca điều trị. Là bước quan trọng giúp bạn xác định mình có mang thai hay không. Sau chuyển phôi, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi. Điều này sẽ tuỳ thuộc cơ địa mỗi người. Một số thay đổi của cơ thể sau chuyển phôi như thế nào?
1. Chuyển phôi và quy trình chuyển phôi
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian canh niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
2. Một số thay đổi của cơ thể sau chuyển phôi
Sau chuyển phôi, triệu chứng mà các bệnh nhân gặp phải sẽ tùy cơ địa mỗi người. Mỗi bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Thậm chí trên cùng một bệnh nhân, dấu hiệu và thay đổi cơ thể giữa những lần mang thai (nếu bạn đã từng có thai trước đây) cũng có sự khác biệt.
Không phải tất cả các bệnh nhân sau chuyển phối đều cảm nhận được các triệu chứng hoặc dấu hiệu. Và điều này không thể dự đoán được kết quả của chu kỳ chuyển phôi. Các triệu chứng phổ biến nhất sau khi chuyển phôi mà bệnh nhân thường gặp có thể là do bắt đầu có thai hoặc do các loại thuốc hỗ trợ mà bạn đang dùng. Nói cách khác, các triệu chứng này không giúp tiên lượng kết quả của chu kỳ điều trị của bạn thành công hay thất bại. Một số triệu chứng thường gặp:
Tăng tiết dịch âm đạo
Trong những ngày đầu sau chuyển phôi do tác dụng của progesterone đặt âm đạo gây tăng tiết dịch. Đây là hiện tượng bình thường.
Ra dịch nâu
Ra một vài 1 giọt máu nâu có thể gặp do catheter chuyển phôi đi qua cổ tử cung để đưa phôi vào buồng tử cung. Triệu chứng này thường hết 2-3 ngày sau chuyển phôi.
⭐️⭐️⭐️⭐️ Tham khảo thêm: Những việc không nên làm sau chuyển phôi
Căng ngực
Thay đổi về vú do các nội tiết mà bạn sử dụng trước chuyển phôi (estrogen và progesterone). Điều này là hoàn toàn bình thường.
Nôn và buồn nôn
Thường gặp do nồng độ nội tiết trong cơ thể bạn tăng cao.
Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Do nồng độ hCG tăng (hCG do có thai hoặc sau khi tiêm hCG để gây trưởng thành noãn).
Khó chịu vùng bụng và lưng
Có thể gập đau lâm râm bụng dưới và mỏi lung do thay đổi của nội tiết sau khi kích trứng và chuẩn bị nội mạc tử cung.
Trên đây là một số thay đổi của cơ thể sau chuyển phôi. Có bệnh nhân có thể gặp hết các dấu hiệu, có bệnh nhân chỉ một vài dấu hiệu. Nhưng cũng có trường hợp không có dấu hiệu nào. Việc gặp dấu hiệu trên hay không không chứng minh được bạn có mang thai hay không. Chính vì vậy, hãy chờ xét nghiệm beta hCG theo lịch hẹn của bác sĩ.
Sự lạc quan có thể tạo ra sự khác biệt sau khi chuyển phôi. Bạn nên tránh căng thẳng, lo lắng và không nên để bản thân quá ám ảnh về kết quả. Những điều này góp phần vào sự thành công của chu kỳ điều trị. Bạn có thể chọn cho mình những hoạt động giải trí nhẹ nhàng, phù hợp, điều này rất có ích vì nó giúp bạn không phải suy nghĩ quá mức. Các bài tập thiền và yoga nhẹ có thể có ích cho bạn trong việc cân bằng lại tinh thần…
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 09/09 đến ngày 15/09!
Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Người chắp cánh ước mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình!
Em bé đáng yêu đến từ Bắc Ninh!