Nằm bất động sau chuyển phôi có thể giảm tỷ lệ có thai

468356237 1108680827589440 4673907875697525031 n 1024x683

Sau chuyển phôi em có thể đi lại được không? Sau chuyển phôi em có thể đi làm được không? Sau chuyển phôi em có thể đi xe máy về nhà được không… Và rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề sau chuyển phôi được bệnh nhân thắc mắc. Sau chuyển phôi là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi thực hiện IVF. Sau khi phôi được đưa vào cơ thể mẹ, 2 tuần sau sẽ có kết quả. Trong thời gian chờ đợi đấy, nhiều bệnh nhân đã rất căng thẳng. Xuất phát từ sự lo lắng về thất bại nên nhiều người đã nằm im sau chuyển phôi vì sợ bị phôi “rớt” ra ngoài như nhiều lời đồn đại. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh: nằm bất động sau chuyển phôi có thể làm giảm tỷ lệ có thai.

📍Ngày 10/03/2025: Tại sao người mắc bệnh Hemophilia chảy máu lâu hơn người khác?

📍Ngày 08/03/2025: PGS.TS.BS Trịnh Thế Sơn tham gia Nhóm Ngoại bình duyệt cho hướng dẫn của WHO

📍Ngày 06/03/2025: Hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm phôi cho bệnh lý di truyền đơn gen

📍Ngày 07/03/2025: Cần làm gì để cải thiện sức khỏe sinh sản ở nam giới? 

📍Ngày 27/02/2025: Nang cơ năng buồng trứng có nguy hiểm không?

Những dấu hiệu của cơ thể thường gặp sau chuyển phôi

Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.

Quy trình chuyển phôi

Sau một thời gian canh niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.

Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:

  • Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
  • Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
  • Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
  • Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
embryo transfer.jpg
Quy trình chuyển phôi.

Những dấu hiệu của cơ thể thường gặp sau chuyển phôi

  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Căng ngực, buồn nôn
  • Ra máu nâu hoặc hồng nhạt
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khó chịu vùng bụng và lưng.

Nằm bất động sau chuyển phôi có thể làm giảm tỷ lệ có thai

Những sai lầm…

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy nằm bất động sau chuyển phôi không làm tăng mà còn có thể làm giảm tỷ lệ có thai. 

  • Ảnh hưởng về tâm lý. Việc nằm bất động tại chỗ có thể tạo một stress về tâm lý rất lớn cho phụ nữ. Một số phụ nữ nằm bất động vì động cơ tâm lý, sợ rằng khi thất bại thì người thân hay bác sĩ sẽ cho rằng thất bại là tại bản thân mình không chịu nằm nghỉ.
  • Việc nằm quá nhiều sẽ nguy cơ làm tăng các cục máu đông. Phụ nữ trong chu kỳ điều trị để chuyển phôi (kích thích buồng trứng hay dùng thuốc nội tiết để chuyển phôi trữ lạnh), hàm lượng nội tiết trong cơ thể thường cao, việc nằm bất động có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối và huyết tắc, dẫn đến các biến chứng khác.
  • Đi lại bình thường sau chuyển phôi giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm biến chứng huyết khối sử dụng nội tiết hỗ trợ sau chuyển phôi. Và giúp tâm lý lạc quan hơn nằm một chỗ.
  • Sự làm tổ của phôi phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phôi và niêm mạc tử cung tại điểm tiếp xúc với phôi, ít phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài tử cung.
  • Bản thân phôi có kích thước rất nhỏ (nhỏ hơn hạt bụi) nên gần như không bị tác động của trọng lực sau khi đã đặt vào bên trong buồng tử cung ẩm ướt và có nhiều nếp gấp của nội mạc tử cung. Dù bạn có đi lại cũng không làm phôi rơi ra như lời đồn.

Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì có đáng lo ngại không?

Sau chuyển phôi, một số trường hợp bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đau đầu, nhiệt độ cơ thể tăng lên,
  • Chán ăn, ăn không ngon,
  • Buồn nôn, mất ngủ, hay đi tiểu nhiều lần,
  • Chướng bụng, căng tức ngực
  • Ra dịch hồng/nâu…
het kinh 10 ngay lai ra mau nau la do mau kinh cu van con 2
Ra dịch nâu sau chuyển phôi là biểu hiện khá thường gặp.

Tuy nhiên việc xuất hiện các “dấu hiệu” giống như mang thai cũng không chắc chắn là bạn đang có mang thai hay không. 

Trong suốt quá trình sau chuyển phôi thông thường sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc hỗ trợ hoàng thể (trừ phác đồ điều trị bằng chu kỳ tự nhiên – sử dụng nội tiết vốn có của cơ thể để hỗ trợ cho quá trình sau chuyển phôi) thì thông thường các thuốc này sẽ có thành phần là progesterone. Đây là thuốc nội tiết nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như:
  • Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn
  • Ngực to, đau ngực
  • Xuất hiện tình trạng tiểu đêm, gặp các vấn đề về tiết niệu, bị đau đáy chậu, dịch âm đạo,…
  • Nhức đầu, chóng mặt, hay buồn ngủ
  • Thay đổi cảm xúc, trầm cảm, giấc ngủ bị rối loạn, không hứng thú với tình dục.
  • Đau lưng, đau cơ, đau khớp.

Vậy bệnh nhân cần làm gì?

  • Sau chuyển phôi, bệnh nhân có thể di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào. Ví dụ như máy bay, ô tô con, xe khách, xe máy mà không có ảnh hưởng bất lợi nào.
  • Việc về nhà có sự chăm sóc của người thân với dinh dưỡng tốt hơn, không khí trong lành hơn, và tâm lý tốt hơn. Ở trọ một mình và suốt ngày nằm trên giường bất động chỉ làm tăng thêm căng thẳng cho bản thân mà không giúp ích gì cho việc có thai thậm chí gây tốn kém thêm về mặt kinh tế – Không giúp tăng tỷ lệ có thai.
  • Thuốc nội tiết sau chuyển phôi là loại thuốc rất phổ biến. Có thể được tiêm bởi bất kỳ nhân viên y tế nào tại nơi bạn sống với đơn thuốc kèm theo. Không phải cứ ở lại gần viện thì tiêm thuốc mới đúng như lời đồn. Việc bạn đi lại đi tiêm hàng ngày không ảnh hưởng gì. Thậm chỉ còn tốt vì tạo cơ hội cho bạn vận động.

267552122 428522288938634 3008168923854953532 n 768x576 2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status