Sau chuyển phôi có được tắm không là mối quan tâm của nhiều người. Việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày là việc không thể bỏ qua. Tuy nhiên, sau chuyển phôi chị em cần phải thận trọng trong mọi hoạt động để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình làm tổ. Trong phạm vi bài viết sau đây, bác sĩ của Viện Mô phôi sẽ giải đáp chuyển phôi xong có được tắm không. Tắm thế nào cho an toàn, không ảnh hưởng đến việc việc làm tổ. Chị em đừng bỏ lỡ.
I. Sau chuyển phôi có được tắm không?
Chuyển phôi là một trong những bước trong quá trình là IVF. Trước và sau khi chuyển phôi chị em phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt. Đặc biệt sau chuyển phôi càng phải chú trọng hơn vì đây là lúc quyết định thụ thai có thành công hay không.
Sau khi chuyển phôi, chị em sẽ được căn dặn nhiều vấn đề, trong đó có việc vệ sinh cá nhân. Vậy sau chuyển phôi có được tắm không?
Các bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội cho hay, chị em vẫn tắm thoải mái sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên, chỉ những người có thể trạng tốt thì mới nên tắm. Khi tắm cũng nên chọn nhiệt độ phù hợp, không tắm nước quá nóng hay quá lạnh, tư thế tắm phù hợp.
Với những người có thể trạng yếu, bác sĩ khuyến cáo không nên tắm trong thời gian này. Thay vào đó, chỉ nên dùng khăn sạch lau qua người, vệ sinh cô bé sạch sẽ. Khi thai đã ổn định thì lúc đó có thể tắm bình thường.
II. Hướng dẫn tắm gội sau chuyển phôi đúng cách
Việc tắm gội đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, chị em sau chuyển phôi sẽ có sự khác biệt và phải thận trọng hơn. Thông tin sau đây sẽ giúp chị em tắm gội sau chuyển phôi đúng cách.
1. Thời gian tắm
Sau chuyển phôi có được tắm không, câu trả lời là có. Chị em nên tắm vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc thời gian để tắm gội phù hợp tránh ảnh hưởng đến lưu thông máu.
Thời gian tắm chỉ nên kéo dài từ 5 – 10 phút. Sau khi phôi đã ổn định hơn thì việc tắm có thể kéo dài hơn từ 10 – 20 phút.
2. Nhiệt độ nước tắm
Với những chị em sau chuyển phôi phải kiêng sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ nước tắm thích hợp nhất là nước ấm khoảng 35 độ.
🌠🌠🌠 ĐỌC NGAY: Tư thế nằm ngủ chuẩn sau khi chuyển phôi cho bà bầu
3. Hạn chế tắm bồn
Một lưu ý khác dành cho các chị em đó là nên hạn chế tắm bồn. Việc tắm bồn sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân xấu dễ dàng xâm nhập vào vùng kín và gây viêm. Nếu vùng kín bị viêm chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến việc làm tổ của phôi.
4. Tư thế tắm
Tư thế tắm phù hợp sau chuyển phôi đó là nên ngồi vào ghế để tắm. Sau đó, các bạn dùng vòi hoa sen hoặc tự múc nước để tắm. Lưu ý, khi đổ nước lên người chỉ nên đổ nhẹ nhàng.
Nếu gội đầu chị em nên nhờ người khác gội để tránh tư thế cúi đầu không phù hợp. Chị em hãy nằm lên giường, sau đó nhờ chồng hoặc người thân gội đầu. Khi gội chỉ nên xoa nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt.
Về vệ sinh vùng kín, chị em nên thao tác từ trước ra sau hậu môn. Nhiều chị em có thói quen vệ sinh từ sau ra trước khiến vùng kín bị viêm nhiễm.
5. Tắm cùng chồng
Tắm cùng chồng cũng chính là gợi ý phù hợp để giúp chị em tắm sạch sẽ, an toàn hơn. Với sự trợ giúp của chồng, quá trình tắm cũng sẽ nhanh hơn mà vẫn đảm bảo sạch sẽ.
6. Không nên xông hơi
Bác sĩ khuyến cáo chị em không nên xông hơi sau chuyển phôi. Đặc biệt là 2 ngày sau chuyển phôi vì đây là lúc phôi làm tổ. Việc xông hơi ở nhiệt độ cao sẽ khiến cho quá trình thụ thai thất bại.
🌠🌠🌠 NÊN ĐỌC: Sau chuyển phôi có nên uống sữa đậu nành hay không?
III. Những lưu ý cần nhớ khác sau chuyển phôi
Ngoài việc lưu trong trong vấn đề tắm gội, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau.
1. Nghỉ ngơi sau chuyển phôi
Ngơi ngơi sau chuyển phôi như thế nào là đúng?
- Những ngày đầu sau chuyển phôi nên nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không nên chỉ nằm một chỗ mà có thể đi lại vận động.
- Không làm việc nặng nhọc hay vận động mạnh.
- Hạn chế việc leo cầu thang.
- Phòng nghỉ ngơi sạch sẽ, thoáng đãng.
- Khi ngồi dậy cần phải từ từ, nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến phôi thai.
- Nên nằm trường giường, không nằm dưới sàn.
- Kiêng chuyện ân ái.
- Tránh các tư thế không tốt như cúi hoặc rướn người.
- Nếu có các triệu chứng bất thường như ra máu ở bộ phận sinh dục, đau bụng… Cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám.
2. Chế độ ăn uống
Chị em cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và việc mang thai. Đừng quên bổ sung một số món tốt cho việc làm tổ và phát triển của thai như cá chép, thịt, trứng gà. Chị em cũng đừng quên bổ sung các loại sữa, hoa quả, rau xanh.
Thời điểm này tuyệt đối không sử dụng nước dừa, rau răm, rau ngót vì có thể gây hỏng thai. Cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như gia vị cay nóng, rượu bia…
3. Sử dụng thuốc
Sau chuyển phôi chị em sẽ được kê một số loại thuốc để tăng hiệu quả thụ thai. Chị em cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng. Tuyệt đối không tự ý ngưng sử dụng thuốc, thay thế thuốc, thay đổi liều lượng.
5. Tâm lý
Trước và sau khi chuyển phôi chị em cũng nên có tâm lý thoải mái, tích cực. Nên tránh xa những hình ảnh, video mang đến tâm lý tiêu cực. Người chồng cũng nên đồng hành và chia sẻ những lo lắng với vợ để tránh gây căng thẳng, khó chịu.
Trên đây là thông tin giải đáp sau chuyển phôi có được tắm không. Như vậy, việc tắm sau chuyển phôi không hề bị hạn chế. Tuy nhiên, cần phải tắm đúng cách để không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Em bé Linh Anh đến thăm Viện!
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ