Nam giới bình thường sẽ có hai tinh hoàn: tinh hoàn trái và tinh hoàn phải. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân, tinh hoàn không di chuyển xuống bìu. Đây là một bệnh lý bẩm sinh thường hay gặp ở trẻ nam. Bệnh lý có thể không được phát hiện nếu các cặp phụ huynh không để ý kiểm tra cho trẻ. Vậy tinh hoàn ẩn là gì? Nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng này?
🔶Ngày 12/10/2023: Yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số AMH?
Ngày 13/09/2023: Lạc nội mạc tử cung buồng trứng là gì?
Ngày 12/09/2023: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn “Bàn tay vàng” trong điều trị hiếm muộn
Ngày 11/09/2023: Bệnh tan máu bẩm sinh do nguyên nhân nào gây ra?
Ngày 05/09/2023: Chuyển phôi ngày 3 tỷ lệ thành công cao không?
Ngày 13/09/2023: Điều trị hiếm muộn với bệnh nhân xuất tinh ngược dòng.
1. Tinh hoàn ẩn là gì?
Tinh hoàn ẩn là gì?
Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra.
Tinh hoàn ẩn là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu nhưng nằm ở bụng hoặc chỉ xuống bìu một phần. Tinh hoàn ẩn là khuyết tật về sự phát triển thường gặp nhất ở nam giới. Tinh hoàn có thể nằm trong ổ bụng, hoặc ở vùng bẹn.
Triệu chứng của tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn có thể một bên hoặc hai bên. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy túi bìu không cân đối:
- Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên) hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp;
- Khi sờ vào bìu không thấy đủ hai tinh hoàn;
- Nắn vào bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bên;
- Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.
- Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu.
Nguyên nhân gây ra tinh hoàn ẩn
Những yếu tố gây nên tinh hoàn ẩn bao gồm:
- Rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục: Tình trạng suy tuyến yên làm thiếu gonadotropin, gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ.
- Sự sai lệch tổng hợp testosterone do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase… Điều này khiến cho tinh hoàn không phát triển bình thường.
- Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của những thụ thể androgen: Vì giảm khả năng cảm nhận của những thụ thể androgen nên dù là bé trai nhưng sự phát triển của chức năng sinh dục nam sẽ bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm cả sự di chuyển của tinh hoàn.
- Estrogen ảnh hưởng tới sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu: Thai phụ mang thai nhi nam nếu sử dụng diethylstilbestrol nhiều hoặc thuốc kháng androgen, thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Sự bất thường trong quá trình phát triển của dây chằng tinh hoàn-bìu: Tình trạng này khiến tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển, không xuống đến bìu.
- Những yếu tố cơ học gây cản trở trong quá trình di chuyển của tinh hoàn như cuống mạch tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn…
2. Các biện pháp chẩn đoán tinh hoàn ẩn
Lâm sàng
Bệnh nhân cần được khám ở nhiều tư thế khác nhau, như tư thế đứng và tư thế nằm. Mục tiêu khám cần xác định tinh hoàn ẩn 1 bên hay 2 bên, vị trí thấp hay cao là khi khám có sờ được tinh hoàn hay không sờ được tinh hoàn? Ngoài ra cần xác định các dị tật bẩm sinh khác kèm theo có hay không như lỗ đái lệch thấp, thoát vị bẹn gián tiếp,…
Cách khám: bệnh nhân ở tư thế đứng hay nằm ngửa trên giường, nên khám từ bụng rồi mới tới vị trí bẹn bìu để làm giảm cảm giác, giảm phản xạ da bìu cho bệnh nhân.
Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm thường quy như công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu.
- Xét nghiệm chuyên sâu như hormone tuyến giáp, các hormone hướng sinh dục: FSH, LH, E2, Testosteron, karyotype ( nhiễm sắc thể đồ),…
- Chẩn đoán hình ảnh: cơ bản như siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn, chụp CT Scanner, chụp MRI…
- Nếu nghi ngờ các bất thường liên quan bệnh lý ung thư tinh hoàn cần làm các xét nghiệm AFP, beta hCG, LDH…
3. Tinh hoàn ẩn gây ra nguy cơ gì?
Vô sinh
Tinh hoàn ở vị trí bình thường là nằm trong bìu. Ở ơi có nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 2 – 3 độ C. Khi tình hoàn nằm cao trong ống bẹn hay trong ổ bụng nơi có nhiệt độ cao hơn trong bìu, thì dòng tế bào sinh tinh (tế bào mầm) do nhạy cảm với nhiệt độ cao cho nên sẽ dần bị thoái hóa và giảm khả năng sinh tinh.
Nguy cơ xoắn tinh hoàn
Do bất thường của dây chằng treo tinh hoàn hay bất thường của dây chằng tinh hoàn – bìu. Nên nguy cơ dẫn tới việc xoắn tinh hoàn là rất cao.
Nguy cơ chấn thương tinh hoàn
Những chấn thương vị trí hạ vị thường dẫn tới chấn thương tinh hoàn, hay gặp ở vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn do nằm gần và sau phía xương mu.
Thoát vị bẹn
Ở những bệnh nhân ẩn tinh hoàn, có khoảng 70 – 90% có sự của tồn tại của ống phúc tinh mạc .Và nếu không điều trị, thì nguy cơ mắc thoát vị bẹn gián tiếp sẽ rất cao.
Tại Viện Mô phôi, có một số trường hợp nam giới bị tinh hoàn ẩn. Ở những bệnh nhân này thường nguy cơ vô sinh vì không có tinh trùng trong tinh dịch. Vì vậy việc thăm khám sớm ở những bệnh nhân này rất quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của ca điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Em bé Linh Anh đến thăm Viện!
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ