Một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ chính xác của NIPT test đó chính là thời điểm thực hiện. Vậy nên làm xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu thì cho kết quả chính xác nhất? Bài viết sau sẽ có những thông tin chi tiết về vấn đề này. Cũng như một lưu ý quan trọng chị em nên biết trước khi thực hiện sàng lọc.
I. Xét nghiệm NIPT có cần thiết hay không?
Trẻ bị dị tật bẩm sinh sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển về sức khỏe, cũng như đời sống về tinh thần cho cả gia đình. Ngoài ra, gia đình còn phải chi trả số tiền rất lớn để chữa trị. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng may mắn điều trị khỏi. Nhiều trường hợp, bệnh theo đến suốt cuộc phải, phải có sự chăm sóc đặc biệt người nhà, từ xã hội.
Thiệt thòi nhất đó chính là những mầm non của đất nước. Không được phát triển bình thường như các bạn đồng trang lứa. Việc học tập, công việc, hạnh phúc cá nhân cũng bị ảnh hưởng…
Để giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, các phương pháp sàng lọc trước khi sinh đã ra đời. Mục đích chung của những kỹ thuật này đó chính là phát hiện các dị tật. Từ đó, có phương án điều trị, can thiệp sớm.
Trong các phương pháp sàng lọc, NIPT được biết đến là phương pháp có tỷ lệ chính xác đến 99%, không xâm lấn. Sự ra đời của kỹ thuật này đã giúp rất nhiều trường hợp được can thiệp sớm. Trẻ sinh ra hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể thấy, làm xét nghiệm NIPT hay bất kỳ sàng lọc khác là điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp con yêu phát triển toàn diện, có sức khỏe đảm bảo. Đây là giải pháp giảm gánh nặng cho chính bản thân bố mẹ, xã hội.
II. Làm xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu thì chính xác?
Xét nghiệm NIPT là phương pháp chẩn đoán sớm các bệnh lý dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ lấy các đoạn DNA nhỏ của thai nhi trong máu sản phụ. Sau đó, đem phân tích để tìm những bất thường về NST của thai nhi.
Thông thường, bắt đầu từ tuần thứ 5 trở đi ADN của thai nhi đã xuất hiện trong máu của thai phụ. Sau đó, lượng ADN này sẽ bắt đầu tăng và duy trì cho đến khi thai phụ sinh. Để xét nghiệm NIPT buộc phải thực hiện đúng thời điểm tỷ lệ ADN ổn định.
Vậy nên làm xét nghiệm NIPT ở tuần bao nhiêu? Từ tuần thứ 7 hay 8 đã làm được chưa? Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên làm sàng lọc này khi bước vào tuần thứ 10. Lúc này, tỷ lệ ADN trong máu của mẹ đã ổn định, đảm bảo kết quả chính xác.
So với các phương pháp sàng lọc truyền thống, thời điểm làm NIPT sớm hơn. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện sớm. Từ đó, phác đồ điều trị thích hợp, can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu đừng bỏ lỡ thời điểm vàng để xét nghiệm. Như vậy, kết quả sẽ chính xác tuyệt đối, tránh sai sót, có những quyết định sai lầm.
⭐⭐⭐ [Bật mí] Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?
III. Lý do nên thực hiện NIPT đúng thời điểm
Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu đã có câu trả lời cụ thể. Thực tế, có rất nhiều chị em không quan tâm đến việc làm NIPT đúng thời điểm. Có người làm sớm trước 10 tuần, có người chần chừ sau 10 tuần mới thực hiện.
Theo các bác sĩ, mặc dù ADN của thai nhi xuất hiện từ tuần thứ 5. Nhưng lúc này tỷ lệ của ADN của trẻ còn rất thấp. Nên nếu thực hiện NIPT trước tuần thứ 10 có thể gây ra những nguy cơ sau:
- Tỷ lệ sai sót cao: Do tỷ lệ của ADN của thai nhi chưa ổn định, nên độ chính xác của kỹ thuật này giảm đáng kể. Trong khi đó, nếu thực hiện NIPT tuần thứ 10. Tỷ lệ chính xác của NIPT lên đến 99,9%.
- Thực hiện sàng lọc không cần thiết: Các trường hợp dương tính giả, cần phải thực hiện thêm các sàng lọc khác để chẩn đoán. Điển hình như sinh thiết hay nhau thai. Đây là những phương pháp xâm lấn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Còn với những trường hợp để thai nhi lớn mới làm NIPT. Nếu phát hiện thai dị tật, mắc các bệnh lý nguy hiểm. Buộc phải bỏ thai để tránh những ảnh hưởng nặng nề sau này. Nhưng do thai đã lớn, nếu bỏ thai rất nguy hiểm người mẹ. Buộc phải giữ thai, trẻ sinh ra bị dị tật đau đớn, ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ.
Với những lý do kể trên, mẹ bầu cần phải lưu ý thực hiện NIPT đúng thời điểm. Tuần thứ 10 là thời điểm vàng để mẹ bầu sàng lọc NIPT.
IV. Những lưu ý trước và sau khi làm xét nghiệm NIPT
Bên cạnh tìm hiểu làm xét nghiệm NIPT từ tuần thứ bao nhiêu? Thai phụ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi quyết định thực hiện NIPT.
- Trước tiên, cần phải tìm hiểu để lựa chọn địa chỉ thực hiện NIPT uy tín. Ưu tiên những cơ sở có tên tuổi, nhiều năm hoạt động. Đồng thời, sử dụng thiết bị máy móc xét nghiệm hiện đại. Hội tụ nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực.
- Tìm hiểu chi phí, các gói NIPT phù hợp với tình trạng bản thân cũng như điều kiện tài chính.
- Mẹ bầu cần giữ cho mình tâm trạng thoải mái nhất, không nên quá lo lắng về kết quả sàng lọc.
- Nhiều mẹ bầu có thắc mắc lấy máu xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Với NIPT, chỉ lấy đoạn ADN nhỏ của thai nhi xét nghiệm. Nên thai phụ không cần nhịn ăn và có thể sàng lọc ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Trước ngày đi lấy máu, kiêng sử dụng các đồ uống có ga, rượu bia hay chất kích thích khác.
- Sau khi có kết quả, nếu kết quả bình thường, mẹ bầu vẫn duy trì ăn uống đầy đủ, khám thai định kỳ. Trường hợp có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kiểm tra khác để chẩn đoán. Sau đó, hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có quyết định phù hợp.
Trên đây là thông tin về xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu? Như vậy, tuần thứ 10 là thời điểm thích hợp nhất để các mẹ bầu thực hiện NIPT. Hãy lưu ý sàng lọc đúng thời điểm để kết quả đảm bảo chính xác.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12