Xét nghiệm Triple test là gì? Kết quả Triple test thế nào là bình thường? Bài viết dưới đây sẽ có những thông tin tổng quan về kỹ thuật xét nghiệm bộ ba này. Mẹ bầu nên tìm hiểu, từ đó có lựa chọn sàng lọc thích hợp, tốt nhất cho thai nhi.
I. Xét nghiệm Triple test là gì?
Triple test là xét nghiệm mang tính sàng lọc dị tật cho thai nhi trước khi sinh. Đây được biết đến là kỹ thuật không can thiệp trực tiếp bằng các dụng cụ phẫu thuật. Do đó, khi tiến hành không gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ bầu và cả thai nhi.
Với xét nghiệm bộ ba, mẫu sử dụng để sàng lọc đó chính là máu của thai phụ. Bác sĩ sẽ dựa vào 3 chỉ số đó là AFP, Estriol và hormone hCG. Trong đó:
- AFP: Được sản xuất từ bánh nhau của thai nhi và xuất hiện trong máu của thai phụ.
- Hormone hCG: Hormone này cũng được sản sinh từ bánh nhau, hCG có cả trong máu và nước tiểu của thai phụ.
- Estriol: Bộ phận sản sinh Estriol đó là bánh nhau và thai nhi.
Có thể thấy, ba chỉ số này được sản xuất trực tiếp từ bánh nhau và thai nhi. Nếu kết quả của 3 chỉ số này có sự bất thường, cho thấy thai phi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Điển hình như hội chứng thừa NST 21, thừa NST 18, dị tật ống thần kinh.
II. Những ai nên thực hiện Triple Test?
Theo các chuyên gia đến từ Viện Mô Phôi, mọi thai phụ nên sàng lọc để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, nếu mẹ bầu thuộc một trong những đối tượng sau đây thì không nên bỏ qua sàng lọc dị tật.
- Trước đó mẹ bầu sử dụng thuốc Tây Y để chữa bệnh nhưng không biết bản thân có thai.
- Thai phụ > 35 tuổi nên sàng lọc.
- Trong gia đình thai phụ có người mắc bệnh dị tật bẩm sinh.
- Mẹ bầu mắc bệnh và nhiễm các vi rút nguy hiểm.
- Môi trường sống hoặc nơi làm việc của thai phụ độc hại, không đảm bảo an toàn.
III. Xét nghiệm Triple test làm khi nào?
Thời điểm làm xét nghiệm bộ ba rất quan trọng, quyết định đến độ chính xác của xét nghiệm. Chính vì thế, mẹ bầu không nên bỏ lỡ thời điểm vàng của Triple test.
Theo các chuyên gia, xét nghiệm bộ ba (Triple test) được khuyến khích nên thực hiện trong giai đoạn tuần thứ 15 – 20. Thời điểm được khuyến nghị đó là thai nhi được 16 – 18 tuần. Nên tiến hành xét nghiệm Triple test thời điểm này sẽ có kết quả chính xác, tin cậy hơn.
IV. Quy trình xét nghiệm Triple test gồm những gì?
Với những chị em mang thai lần đầu, chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ về xét nghiệm bộ ba. Vậy triple test là làm những gì? Được biết, quy trình xét nghiệm rất đơn giản, không mất nhiều thời gian của mẹ bầu.
- Trước tiên, mẹ bầu sẽ được bác sĩ hỏi một số thông tin về tiền sử bệnh, lần mang thai trước đó. Đồng thời, siêu âm để kiểm tra các chỉ số phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2. Qua siêu âm bác sĩ cũng sẽ phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Khi đã siêu âm xong, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn để lấy máu. Chuyên viên sẽ sử dụng dụng cụ y tế lấy khoảng 2ml máu của mẹ để đem đi xét nghiệm.
- Mẫu xét nghiệm sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để kiểm tra 3 chỉ số quan trọng.
- Khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích các chỉ số và đưa ra kết luận thai có nguy cơ mắc bệnh hay không. Trường hợp thai có nguy cơ cao bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu xét nghiệm khác để đảm bảo chính xác hơn.
V. Một số thắc mắc liên quan xét nghiệm Triple test
Phần cuối bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm xung quanh Triple test.
5.1 Kết quả xét nghiệm Triple test có chính xác không?
Có nhiều mẹ bầu băn khoăn làm xét nghiệm bộ ba vì băn khoăn về độ chính xác. Theo đánh giá, xét nghiệm này có độ chính xác từ 80 – 90%. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm và sàng lọc khi đến thời điểm.
Lưu ý, để đảm bảo độ chính xác khi sàng lọc, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những cơ sở xét nghiệm uy tín để thực hiện. Tuyệt đối không vì ham rẻ đến những địa chỉ chưa được cấp phép, hoạt động chui, chuyên gia tay nghề non kém, ít kinh nghiệm. Hay thiết bị xét nghiệm không được đảm bảo.
Ngoài ra, cũng nên thực hiện xét nghiệm bộ ba theo đúng thời điểm khuyến cáo. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng kết quả bị sai. Một lưu ý khác đó là nếu mẹ bầu thai đôi trở lên thì làm Triple test sẽ không chính xác. Hãy hỏi ý bác sĩ để được tư vấn sàng lọc phù hợp hơn.
5.2 Chỉ số Triple test như thế nào là bình thường?
Trường hợp được xem là bình thường nếu như kết quả cho biết các chỉ số đạt các mức dưới đây:
- Hội chứng thừa NST 21: Thấp hơn 1/250.
- Hội chứng thừa NST 18: Thấp hơn 1/350.
- Dị tật ống thần kinh: AFP < 2,5 MoM.
Nếu các chỉ số đạt ngưỡng này, trong phiếu xét nghiệm sẽ ghi rõ ràng “thai nhi có nguy cơ thấp”. Thông thường, khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ trực tiếp giải thích kết quả từng chỉ số. Đồng thời, có những tư vấn thích hợp cho từng trường hợp.
5.3 Xét nghiệm Triple test có cần nhịn ăn không?
Đối với sàng lọc này mẹ bầu không cần nhịn ăn sáng. Ba chỉ số quan trọng trong xét nghiệm này được sản sinh trực tiếp từ thai nhi. Do đó, dù mẹ có ăn uống thì các chỉ số này sẽ không thay đổi.
Về thời gian, các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên làm xét nghiệm buổi sáng để kết quả được chính xác hơn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về xét nghiệm Triple test. Hy vọng qua bài viết mẹ bầu cũng đã nắm rõ thời điểm thực hiện, quy trình xét nghiệm. Cũng như một số lưu ý quan trọng khi làm xét nghiệm bộ ba. Nếu được tư vấn chi tiết hơn về Triple test hay các sàng lọc khác. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11