Hiện nay, số lượng chị em mắc các bệnh phụ khoa có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan về vấn đề này. Họ không nghĩ rằng những bệnh này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng là vô sinh hiếm muộn. Dưới đây là thông tin về 5 căn bệnh dễ khiến chị em khó có con.
I. U XƠ TỬ CUNG
U xơ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp. Nó có thể gặp phải ở chị em dù đã sinh con hay chưa. Mặc dù đa phần là u lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời, khối u to dần lên sẽ gây ra biến chứng, dẫn tới phải phẫu thuật, thậm chí cắt bỏ tử cung. Do đó, thiên chức làm mẹ của người bệnh cũng bị mất đi.
>>>>TÌM HIỂU THÊM: 7 DẤU HIỆU VÔ SINH Ở NỮ KHÔNG NÊN BỎ QUA
Ngoài ra, u xơ tử cung còn khiến việc làm tổ của trứng sau khi thụ tinh gặp nhiều khó khăn; gây gập, tắc vòi trứng hoặc che lỗ tử cung khiến trứng không thể ra ngoài để gặp tinh trùng khi giao hợp dẫn tới không thụ thai được gây ra hiếm muộn, vô sinh. Những trường hợp thai phụ bị u xơ tử cung có thể gây ra hiện tượng rau bám ở vị trí bất thường, sinh non… đặc biệt khi chuyển dạ sẽ phải chịu những cơn đau kéo dài, khó sinh và nguy cơ băng huyết rất cao.
II. U NANG BUỒNG TRỨNG
Buồng trứng là cơ quan quan trọng thuộc hệ sinh sản của người phụ nữ. Nó có tác dụng sản xuất trứng, tiết hormone nữ là estrogen và progesterone. U nang buồng trứng là hiện tượng hình thành một bao nang chứa nhiều dịch nhầy. Nó có thể nằm bên trong hoặc ngay trên bề mặt buồng trứng, làm ảnh hưởng đến chất lượng của trứng, giảm khả năng thụ thai.
Khi có các triệu chứng như đầy bụng, khó chịu ở âm đạo, đau vùng bụng, kinh nguyệt thất thường,… thì chị em nên nghĩ đến khả năng bi u nang buồng trứng. Mặc dù u nang lành tính chiếm đa phần trong u nang buồng trứng nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất có thể chuyển sang ung thư buồng trứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh con của chị em.
III. TẮC VÒI TRỨNG
Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung. Vòi trứng cũng là nơi noãn thụ tinh rồi mới di chuyển vào buồng tử cung. Trong số các trường hợp vô sinh hiếm muộn thì bệnh này chiếm đến 40-50%. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm khuẩn hoặc lạc nội mạc tử cung. Vòi trứng bị tắc khiến trứng đã gặp tinh trùng nhưng không thể di chuyển qua vòi trứng về tử cung làm tổ. Trong những trường hợp đó, nó có thể phát triển ngay tại vòi trứng. Điều này dẫn đến trường hợp chửa ngoài tử cung – rất nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ.
Tuy nhiên, dấu hiệu của tắc vòi trứng thường không rõ ràng nên không phải chị em nào cũng dễ nhận ra. Vì thế nếu kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ra khí hư nhiều hơn bình thường,… chị em nên đi chụp tử cung, kiểm tra vòi trứng để biết mình có đang bị bệnh này không, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
IV. VIÊM ÂM ĐẠO
Viêm âm đạo là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt vợ chồng. Bên cạnh đó, nó còn là “thủ phạm” liên quan đến chậm con. Căn bệnh này tuy lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra khó chịu cho chị em trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với những chị em đã quan hệ tình dục thì càng dễ bị viêm âm đạo.
Trong các nguyên nhân gây bệnh thì viêm âm đạo do nấm Candida, trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp khuẩn là thường gặp nhất. Nếu ở thể nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Nhưng khi đã chuyển nặng mà không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ gây ra biến chứng xấu, phát triển thành viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu, ung thư cổ tử cung…
V. RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt không theo chu kỳ. Một số trường hợp máu kinh ra nhiều hoặc quá ít, màu sắc bất thường… Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn gây ra nguy cơ rất cao.
Kinh nguyệt thất thường có liên quan đến rối loạn nội tiết. Điều này ảnh hưởng lớn đến rối loạn phóng noãn. Vì vậy, khi có các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt, chị em cần thăm khám phụ khoa để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Trên đây là 5 căn bệnh thường gặp nhưng dễ khiến chị em khó có con. Việc thăm khám càng sớm sẽ rất có lợi cho chị em khi tình trạng bệnh đang ở mức độ nhẹ và dễ chữa khỏi.
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9