Một bé gái từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Vào thời điểm sinh, bé gái có khoảng 1 triệu nang noãn ở 2 buồng trứng. Đến tuổi dậy thì, 2 buồng trứng chỉ còn khoảng 300.000 – 500.000 nang noãn. Sau đó các nang noãn không tăng số lượng mà chỉ giảm dần theo chu kỳ kinh nguyệt.Nhiều chị em vẫn nghĩ, chưa sinh con không thể hết trứng được. Thế nhưng trên thực tế nhiều phụ nữ trẻ chưa kết hôn bị suy buồng trứng sớm. Và tại sao 25 tuổi chưa từng sinh con mà dự trữ buồng trứng can kiệt??
🌻Ngày 27/11/2024: Chi phí điều trị bơm IUI tại Viện Mô phôi là bao nhiêu?
🌻Ngày 26/11/2024: Hội chứng Edwards là gì?
🌻Ngày 15/10/2024: Một số nguyên nhân gây tắc vòi trứng ở nữ giới.
🌻Ngày 15/10/2024: Làm thế nào để xác định được người lành mang gen bệnh?
🌻Ngày 03/10/2024: Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
🌻Ngày 02/10/2024: Trường hợp một bệnh nhân AMH 0.2 điều trị thành công sinh con khoẻ mạnh.
Dự trữ buồng trứng là gì?
AMH (Anti – Mullerian Hormone) là loại hormon tiết trực tiếp từ tế bào hạt của nang buồng trứng, cho biết số nang noãn hiện có trong buồng trứng người phụ nữ. Chỉ số AMH được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng với các đặc điểm:
- Cao nhất khi 25 tuổi và có xu hướng giảm dần theo độ tuổi;
- Không bị thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Là yếu tố đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng, tiên lượng khả năng sinh sản của người phụ nữ hiện tại và trong tương lai.
Ở phụ nữ, khả năng dự trữ buồng trứng càng tốt thì khả năng sinh sản càng tốt.
Mối quan hệ giữa AMH và khả năng sinh sản:
Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml. Ngoài ra, nồng độ AMH cao hơn giá trị trên cũng quan sát thấy ở những phụ nữ buồng trứng đa nang.
- Tối ưu cho khả năng sinh sản: 4,0-6,8 ng/ml
- Đạt yêu cầu cho khả năng sinh sản: 2,2-4,0 ng/ml
- Khả năng sinh sản thấp: 0,3-2,2 ng/ml
- Khả năng sinh sản rất thấp: <0,3 ng/ml
- Mức cao: >6,8 ng/ml.
Ngoài ra, dựa vào kết quả AMH bác sĩ có thể ra các chỉ định xét nghiệm khác giúp bệnh nhân phát hiện ra các vấn đề liên quan ung thư buồng trứng khi có một kết quả AMH cao bất thường.
Giảm dự trữ buồng trứng là gì?
Giảm dự trữ buồng trứng (diminished ovarian reserve – DOR) là tình trạng suy giảm số lượng trứng không hồi phục, nguyên nhân có thể do yếu tố tuổi, di truyền, điều trị thuốc, điều trị phẫu thuật và môi trường.
Một bé gái từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Vào thời điểm sinh, bé gái có khoảng 1 triệu nang noãn ở 2 buồng trứng. Đến tuổi dậy thì, 2 buồng trứng chỉ còn khoảng 300.000 – 500.000 nang noãn. Sau đó các nang noãn không tăng số lượng mà chỉ giảm dần theo chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm AMH khi nào?
Xét nghiệm AMH là một trong những loại xét nghiệm nội tiết tố để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Với mọi trường hợp đều có thể thực hiện loại xét nghiệm này. Tuy nhiên với những trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm AMH. Trong đó bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh
- Những trường hợp bị vô sinh và hiếm muộn.
- Bệnh nhân bị mắc đa năng buồng trứng (đặc biệt cần thực hiện xét nghiệm sớm nếu đang trong độ tuổi sinh sản.
- Người bị ung thư buồng trứng hoặc bệnh suy buồng trứng sớm
- Tiên lượng mãn kinh…
Có thể xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?
AMH đang là xét nghiệm được ưu tiên và có thể được xem là tiêu chuẩn đánh giá tốt nhất để đánh giá khả năng dự trữ của buồng trứng cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ.
Nồng độ AMH không có sự biến chuyển hoặc thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt nên có thể thực hiện xét nghiệm vào bất kì ngày nào của chu kỳ kinh. Đặc điểm không thay đổi này sẽ giúp việc xét nghiệm nội tiết đánh giá buồng trứng đảm bảo tính chính xác cũng như thuận tiện cho bệnh nhân.
Nồng độ AMH mặc dù không có sự thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh nhưng lại bị giảm dần theo độ tuổi. Như vậy với những phụ nữ ở độ tuổi càng cao thì nồng độ AMH sẽ giảm thấp hơn so với những phụ nữ trẻ có cơ thể mạnh khỏe bình thường.
Tại sao 25 tuổi chưa từng sinh con mà dự trữ buồng trứng cạn kiệt?
Ở độ tuổi 25 mà dự trữ buồng trứng cạn kiệt, gọi là suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng chức năng buồng trứng phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40. Thông thường phụ nữ bước vào độ tuổi sau 40 mới có dấu hiệu tiền mãn kinh. Tuy nhiên, những thống kê gần đây cho thấy không ít trường hợp phụ nữ ở độ tuổi 30, thậm chí 20 đã suy buồng trứng.
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm
- Kinh nguyệt không đều trong nhiều năm, mấy tháng mới có một lần, kinh nguyệt ít, thậm chí không có kinh
- Dễ bốc hỏa, ra mồ hôi về đêm, dễ kích động
- Giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo
- Rối loạn tiết niệu: són tiểu, tiểu quá nhiều.
Trên hình ảnh siêu âm của bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm cho thấy trứng nhỏ không phát triển, xét nghiệm kiểm tra nồng độ estrogen giảm.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng suy buồng trứng sớm?
Suy buồng trứng sớm có thể do nhiều nguyên nhân:
- Bất thường về di truyền hoặc là các bệnh lý tự miễn;
- Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài nhưng không thăm khám, khiến lượng kinh nguyệt không ổn định;
- Đã từng tham gia liệu pháp hoá học như hoá trị, xạ trị;
- Viêm tuyến giáp tự miễn;
- Viêm nhiễm: Một số loại virus quai bị, virus Herpes Simplex,…;
- Stress kéo dài, hút thuốc lá, bia rượu, giảm cân quá mức… hoặc sử dụng bừa bãi các loại thuốc lá – thảo dược không rõ nguồn gốc hoặc do lạm dụng các loại thuốc kích thích buồng trứng khiến suy giảm hormone estrogen;
- Bệnh lý buồng trứng dẫn đến cắt một bên buồng trứng hoặc hay sau 1 số phẫu thuật như đốt điểm buồng trứng, cắt góc buồng trứng trong trường hợp buồng trứng đa nang.
- Giảm cân quá mức. Việc giảm cân quá mức cùng tình trạng căng thẳng lâu dần gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Nó ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể làm dẫn đến suy giảm chức năng buồng trứng.
Nguy cơ nào đối với phụ nữ suy buồng trứng sớm?
Trên thực tế hiện nay, suy buồng trứng sớm thường xảy ra với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Thậm chí nhiều trường hợp chưa kết hôn, sinh con đã bị suy buồng trứng sớm. Đây là một thực trạng đáng báo động hiện nay về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ.
Hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng. Với những phụ nữ được chẩn đoán suy buồng trứng sớm, điều mà họ phải đối mặt là thời gian sinh sản bị rút ngắn lại và đối mặt với nguy cơ bị vô sinh cao hơn so với phụ nữ bình thường.
Không chỉ là vấn đề về sức khoẻ sinh sản, khi buồng trứng không còn hoạt động nữa, thiếu hormone nội tiết nữ, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, các bệnh lý về tim mạch… Hiện không có cách nào phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng. Mà chỉ có thể điều trị triệu chứng bệnh.
Ở độ tuổi 25 mà bị suy buồng trứng sớm, nếu bạn đã lập gia đình thì nên sinh con càng sớm càng tốt. Nếu cần, bệnh nhân nên điều trị IVF sớm. Nếu chưa lập gia đình, bệnh nhân nên tham khảo trữ noãn chủ động để bảo tồn khả năng sinh sản sau này.
Bài viết liên quan
Loạn sản sụn xương là gì?
Giai đoạn đầu phát triển của thai nhi, phần lớn bộ xương của thai nhi ...
Th12
Chậm kinh có phải dấu hiệu của vô sinh không?
Chu kỳ kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của ...
Th12
Nam giới trữ đông tinh trùng cần những giấy tờ gì?
Hiện nay, để bảo tồn khả năng sinh sản, đông lạnh giao tử là biện ...
Th12
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Rối loạn phóng noãn – những điều cần biết
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiếm muộn chính là tình trạng ...
Th12