Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại như IUI, IVF, IVF/ICSI ngày càng nhiều gia đình lựa chọn. Kích thích buồng trứng là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi điều trị hiếm muộn. Khi điều trị IVF, kích thích buồng trừng là bước điều trị đầu tiên trong hành trình này. Nhiều trường hợp có thể thu được số lượng noãn như mong đợi ở lần kích trứng đầu tiên. Tuy nhiên ở một số trường hợp suy buồng trứng, khả năng thu được noãn sẽ thấp hơn. Vậy bệnh nhân có nên tiêm kích trứng hai chu kỳ liên tiếp không?
✝️Ngày 16/12/2024: Hai trường hợp có chất lượng phôi kém sinh con khoẻ mạnh!
✝️Ngày 13/12/2024: Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì?
✝️Ngày 12/12/2024: Em bé Momo của Viện!
✝️Ngày 12/12/2024: Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
✝️Ngày 12/12/2024: Hai lần chuyển phôi có hai bạn nhỏ đáng yêu
✝️Ngày 13/12/2024: Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Tại sao cần kích thích buồng trứng trong điều trị IVF?
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết. Thuốc có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành. Sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Hiện thuốc kích thích buồng trứng có 2 dạng: dạng uống hoặc dạng tiêm. Tùy vào bệnh lý cụ thể và phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.
Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Tại sao cần kích thích buồng trứng?
Bình thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có rất nhiều nang trứng đi vào tiến trình chiêu mộ. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nang noãn trong buồng trứng phát triển phát triển vượt trội và rụng xuống. Các nang còn lại sẽ bị thoái hóa.
Khi giao hợp, noãn nếu gặp được tinh trùng sẽ hình thành phôi thai. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, khả năng một phôi làm tổ và phát triển tiếp tục chỉ khoảng 5% đến 20%. Tùy theo độ tuổi của người phụ nữ.
Đa số phụ nữ hiếm muộn đều gặp phải tình trạng rối loạn phóng noãn. Đây là hiện tượng noãn không được phóng ra khỏi nang trứng theo một chu kỳ nhất định, trứng rụng không đều đặn gây ra rối loạn kinh nguyệt, khó có thai.
Kích trứng chính là một trong những yếu tố chính quyết định tỷ lệ thành công của các ca IVF. Sử dụng thuốc kích trứng nhằm tăng khả năng thành công khi điều trị hiếm muộn. Với mục đích làm tăng nội tiết tố trong cơ thể để thu được nhiều nang noãntrưởng thành. Từ đó giúp tăng khả năng thu được nhiều phôi, tăng cơ hội thành công cho bệnh nhân.
Kích trứng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm khá phức tạp, đòi hỏi các cặp đôi phải bỏ ra chi phí khá lớn để thực hiện. Vì vậy để gia tăng tỷ lệ thành công, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kích thích buồng trứng dạng tiêm. Các trường hợp dưới đây sẽ được chỉ định tiến hành IVF:
- Bất sản ống dẫn tinh;
- Tinh trùng yếu nặng;
- Người vợ đã lớn tuổi;
- Người vợ bị suy buồng trứng sớm;
- Người chồng không có tinh trùng;
- Buồng trứng giảm dự trữ;
- Tắc/ứ dịch hai vòi trứng
- Đã từng thực hiện bơm tinh trùng nhiều lần (3 lần trở lên) nhưng không đạt hiệu quả.
Có nên tiêm kích trứng hai chu kỳ liên tiếp không?
Hiện nay, tình trạng AMH thấp, suy buồng trứng gặp khá nhiều ở phụ nữ hiếm muộn. Những tình trạng này đều có ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Phụ nữ được đánh giá có dự trữ buồng trứng thấp thể hiện thông qua các chỉ số:
- Anti-Mullerian Hormone (AMH);
- Số nang noãn thứ cấp khi siêu âm ngày 2, 3 của chu kỳ kinh.
Với những trường hợp phụ nữ có chỉ số AMH thấp hoặc dự trữ buồng trứng kém có thể được chỉ định kích trứng nhiều lần. Nếu kích trứng lần đầu không thu được số noãn như mong đợi, bệnh nhân sẽ được tạo phôi luôn chu kỳ đó và kích trứng kỳ tiếp.
Nhiều chị em thắc mắc: liệu kích trứng hai chu kỳ liên tiếp có nên không? Có ảnh hưởng đến chất lượng trứng không? Có gây suy buồng trứng không?
Kích trứng hai chu kỳ liên tiếp là quá trình kích thích buồng trứng được thực hiện hai lần liên tiếp trong hai chu kỳ kinh nguyệt. Phương pháp này thường được áp dụng khi:
- Lần kích trứng đầu tiên không thu được đủ số lượng noãn (trứng) cần thiết để tiến hành tạo phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm IVF
- Hoặc trữ lạnh noãn để bảo tồn sức khỏe sinh sản trong tương lai.
Việc quyết định có nên kích trứng 2 chu kì liên tiếp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm:
- Tình trạng sức khoẻ bệnh nhân,
- Phản ứng của cơ thể đối với thuốc kích trứng, tình trạng nội tiết,
- Dự trữ buồng trứng
- Và một số nguyên nhân khác.
Chỉ định kích trứng hai chu kỳ liên tiếp:
- Tình trạng AMH thấp,
- Bệnh nhân suy buồng trứng sớm.
Chống chỉ định kích trứng hai chu kỳ liên tiếp:
- Người có phản ứng quá mức với thuốc kích trứng, gây ra tình trạng quá kích buồng trứng.
- Gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc kích trứng trong chu kỳ trước.
- Yếu tố sức khoẻ tổng thể không đảm bảo.
- Tâm lý không ổn định.
Bài viết liên quan
Chưa đăng ký kết hôn có điều trị IVF được không?
Vô sinh hiếm muộn ngày này không còn xa lạ với tất cả chúng ta. ...
Th1
Những trường hợp nào cần tư vấn di truyền trước khi mang thai?
Bất kỳ cha mẹ nào đều mong muốn con mình khi sinh ra sẽ khoẻ ...
Th1
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Vòi trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Một người phụ ...
Th1
Cần làm gì khi hết hợp đồng lưu trữ phôi?
Trước đây khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển, bệnh nhân chuyển phôi tươi ...
Th1
Hội chứng antiphospholipid là gì?
Hội chứng antiphospholipid là một nỗi lo đối với các chị em đang và chuẩn ...
Th1
Có nên chuyển phôi chất lượng kém không?
Chất lượng phôi là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết cục ...
Th1