Quá Kích Buồng Trứng Nên Làm Gì?

Ảnh chụp Màn hình 2023 03 22 lúc 14.29.45

Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai đoạn bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kích trứng để các nang noãn phát triển. Có nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi bước vào quá trình kích trứng. Nhiều người còn sợ đau, sợ tiêm. Nhưng thực sự tiêm kích trứng không đáng sợ như bạn nghĩ. Bên cạnh đó, nhiều người còn thắc mắc: quá kích buồng trứng nên làm gì? Dưới đây là những thông tin quan trọng.

1. Kích thích buồng trứng là gì?

Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.

✅✅✅✅Tìm hiểu thêm: Prolactin cao có gây vô sinh không?

Untitled 9124 1550591100 4693 5496 4785 1634215817
Tiêm kích trứng.

Thông thường phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp vợ chồng đã kết hôn được 1 – 2 năm, không sử dụng bất cứ biện pháp nào nhưng vẫn không có thai, hoặc các trường hợp vô sinh do hiện tượng rối loạn phóng noãn, không phóng được noãn, hội chứng đa nang buồng trứng, hoặc người bệnh đang tham gia thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh ống nghiệm (IVF). Bên cạnh đó, một số trường hợp tiêm thuốc kích trứng liều thấp nhằm mục đích tăng khả năng có thai tự nhiên.

Khi nào sẽ bắt đầu kích trứng?

Sau khi có các kết quả khám, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.

Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.

Quy trình tiêm thuốc kích trứng

Tiêm thuốc kích thích buồng trứng sẽ được bắt đầu từ ngày 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Và kéo dài khoảng 10 – 12 ngày tùy mỗi bệnh nhân. Vào khoảng ngày thứ 13 chu kỳ kinh, bệnh nhân được hẹn để chọc trứng. Trong suốt 2 tuần thực hiện, bệnh nhân được hẹn thăm khám. Vào các ngày thứ 6 – ngày thứ 8 – ngày thứ 10 dùng thuốc để bác sĩ tiếp tục theo dõi sự phát triển của các nang trứng. Sau đó bệnh nhân sẽ được tiêm mũi hCG để trưởng thành noãn và được hẹn chọc noãn.

2. Quá kích buồng trứng nên làm gì?

Kích thích buồng trứng sẽ làm cho hai buồng trứng to hơn. Điều này gây cảm giác trì nặng ở vùng bụng dưới hai bầu ngực căng tức và có thể gây buồn nôn. Tuy nhiên, những cảm giác này sẽ chỉ xảy ra vào 2 – 3 ngày cuối của quá trình kích trứng, sau đó sẽ nhanh chóng mất đi sau chọc hút trứng. Khi xuất hiện những triệu chứng này, bệnh nhân không cần lo lắng vì đó chỉ là tác dụng phụ của thuốc.

Tuy nhiên quá kích buồng trứng vẫn có thể xảy ra ở một số trường hợp. Và sau đây là một số cách để giảm quá kích buồng trứng.

1. Sinh hoạt nhẹ nhàng tại nhà, tâm lý thoải mái

Quá trình phục hồi sau khi chọc hút trứng thường diễn ra khá nhanh. Một số bệnh nhân có thể còn cảm giác nặng nề bụng dưới. Nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm đi. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể trở lại những thói quen sinh hoạt bình thường sau khi rời bệnh viện về nhà.
Tốt nhất là nên nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày đầu tiên. Những ngày sau đó, bạn có thể làm những việc nội trợ đơn giản trong gia đình hay các công việc nhẹ nhàng. Trong đó, quan trọng nhất là phải đảm bảo sự thoải mái tối đa, hạn chế những việc gắng sức hay có thể gây căng thẳng cho sức khỏe của mình.

2. Uống đủ nước

Điều này rất quan trọng. Uống đủ nước là một trong những cách tốt nhất để chống lại các vấn đề căng thẳng, mệt mỏi. Một người trưởng thành được khuyên uống đủ ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Số lượng này có thể tăng lên nếu thời tiết nắng nóng hay khi bạn có những hoạt động khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi. Điều này cũng hoàn toàn đúng ở những phụ nữ sau khi chọc hút trứng.
Ngoài nước, bạn có thể uống các loại đồ uống pha chế tự nhiên khác chứa nhiều chất điện giải như nước trái cây, nước ép rau củ, sinh tố, trà thảo dược… hoặc các loại thức ăn lỏng như nước canh, súp…
uong nuoc du moi ngay
Uống đủ nước.

3. Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng

Phụ nữ sau khi chọc hút trứng không cần yêu cầu một chế độ dinh dưỡng quá đặc biệt. Bạn chỉ cần một thực đơn cân đối các nhóm thức ăn. Phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết hằng ngày theo thể trạng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có thể trạng thiếu cân, gầy gò, đây chính là cơ hội tốt nhất để tăng cường năng lượng, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho quá trình mang thai sau khi chuyển phôi.
Bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản cũng như đa dạng ngũ cốc… giúp bạn dự trữ được nhiều năng lượng để nuôi dưỡng bào thai. Bạn nên đảm bảo bữa ăn của mình đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết!

4. Chăm sóc giảm đau tốt

Cảm giác đầy hơi, đau nhức và các khó chịu nói chung là những điều rất thường gặp sau thời gian chọc trứng. Bạn cũng có thể giảm đau tại nhà với các loại thuốc giảm đau thông thường. Hơn thế nữa, bạn cũng cần tránh các hoạt động tình dục xâm nhập trong hoặc xung quanh âm đạo những ngày này để cảm giác đau đớn có thể thuyên giảm hoàn toàn.

5. Tránh vận động mạnh

Một biến chứng khác cũng được báo cáo có thể xuất hiện sau chọc hút trứng là xoắn buồng trứng. Xoắn buồng trứng xảy ra khi buồng trứng xoắn quanh chính nó, làm cắt đứt nguồn cung cấp máu. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là sự xoắn buồng trứng thường xảy ra muộn, 6 đến 13 tuần sau khi lấy hết các nang trứng ra.
Chính vì vậy, hãy tránh các vận động mạnh để đề phòng các tình huống xoắn buồng trứng xảy ra.

6. Xây dựng lối sống lành mạnh

Sau chọc hút trứng bạn nên ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa để giữ một sức khỏe và tinh thần tốt, bạn nên có thời gian biểu trong ngày rõ ràng, cân đối giữa lao động, sinh hoạt và nghỉ dưỡng theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đặc biệt, bạn cần ngủ đủ giấc và ăn đúng giờ, tránh thức quá khuya, dậy muộn hay bỏ bữa ăn.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về quá kích buồng trứng nên làm gì. Chúc bạn có sức khỏe tốt để chuẩn bị hành trình thai kỳ và làm mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status