Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?

tu dich mang nuoi nguyen nhan va cach dieu tri 1 a6ea7dbe37.jpg 2

Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng tụ máu dưới màng đệm. Tụ máu dưới màng đệm còn được gọi là tụ máu dưới màng nuôi hay tụ dịch màng đệm. Sau mỗi lần đi siêu âm, chắc hẳn không ít bà bầu được thông báo kết quả như vậy. Chắc hẳn điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bản thân mẹ bầu. Đặc biệt là các mẹ Vậy  tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng Viện Mô phôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

🍀Ngày 22/11/2024: Miễn phí 100% chi phí xét nghiệm phôi cho bệnh lý di truyền đơn gen

🍀Ngày 21/11/2024: Khi IUI thất bại, bao lâu có thể làm lại?

🍀Ngày 21/11/2024: Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF là bao nhiêu?

🍀Ngày 19/11/2024: Tại sao IVF thất bại? 

🍀Ngày 20/11/2024: Tắc vòi trứng nên làm gì để có thai?

Tụ máu dưới màng đệm là gì?

Tụ máu dưới màng đệm còn được gọi là tụ máu dưới màng nuôi, tụ dịch màng đệm hay xuất huyết dưới màng đệm. Hiện tượng xuất hiện máu tụ dưới lớp màng bên ngoài túi thai, ở khu vực giữa nhau thai và tử cung. Tụ máu dưới màng đệm bao gồm tụ máu dưới màng đệm sinh lý và tụ máu bệnh lý.

94606287 529179341128173 6221205350243106816 n
Hình ảnh tụ máu dưới màng đệm trên siêu âm.

Tụ dịch dưới màng nuôi sinh lý

Thường gặp ở 1 – 2 tuần đầu khi thai mới làm tổ trong buồng tử cung. Thời kỳ này khi siêu âm túi thai tương đương khoảng 4-6 tuần, có ít dịch dưới màng nuôi, tuy nhiên, tính chất dịch thường trong, sản phụ thường không có triệu chứng đau bụng hay ra máu âm đạo và không cần điều trị sẽ tự khỏi.

Tụ dịch màng nuôi bệnh lý

Tụ dịch màng nuôi bệnh lý là hậu quả của sự bong mép bánh nhau hay vỡ các xoang mạch ở rìa mép bánh rau, hình thành một vùng máu tụ giữa lớp màng nuôi và cơ tử cung chiếm khoảng 3% ở 3 tháng đầu thai kỳ trong tổng số phụ nữ có thai. Những cục máu này có thể gây nguy hiểm khi chúng lớn dần, làm túi thai tách khỏi thành tử cung và có thể gây sảy thai.

Nguyên nhân

Hiện tượng tụ máu dưới màng đệm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các kết quả thống kê ghi nhận được thì nguyên nhân của hiện tượng tụ máu dưới màng đệm bệnh lý thường do:

  • Chị em trong quá trình mang thai có nội tiết tố kém
  • Mẹ bầu phải di chuyển nhiều và vận động mạnh trong thai kỳ khiến cho bánh rau bị bong.
  • Mẹ bầu mang thai muộn từ sau  35 tuổi.
  • Có hoạt động tình dục và xuất tinh trong cũng có thể dẫn đến tụ dịch màng nuôi.

Dấu hiệu

Hiện tượng máu tụ dưới màng đệm sinh lý sẽ không có biểu hiện bất thường. Hoặc máu tụ số lượng ít cũng rất khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu là hiện tượng bệnh lý nặng, mẹ bầu có thể gặp phải những triệu chứng như:

  • Bị chảy máu âm đạo
  • Khi bị chảy máu nhiều, mẹ bầu sẽ quan sát thấy hiện tượng chảy máu nâu hoặc máu đỏ tươi. Trong trường hợp bệnh lý nặng có thể xuất hiện những cục máu đông.
  • Đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới
  • Hiện tượng đau bụng có thể xuất hiện cùng với tình trạng đau mỏi vùng thắt lưng.
  • Ra dịch âm đạo bất thường

Để chẩn đoán tụ dịch màng đệm, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để quan sát vị trí thai nhi, túi thai và khoảng trống giữa túi thai và tử cung có xuất hiện ổ dịch hay không.

Ai có nguy cơ bị tụ máu dưới màng đệm cao hơn?

Một số yếu tố có liên quan đến tụ máu dưới màng đệm. Một số yếu tố bao gồm:

  • Bất thường ở tử cung.
  • Tiền sử nhiễm trùng tử cung.
  • Tiền sử chấn thương tử cung.
  • Tiền sử sảy thai 
  • Mang thai bằng phương pháp IVF.
  • Huyết áp cao .

Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?

Đa phần tụ máu dưới màng đệm sinh lý sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, không ít trường hợp tụ huyết dưới màng nuôi ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất gây tình trạng bong nhau non từng phần. Mẹ bầu cần theo dõi thường xuyên để chắc chắn rằng tình trạng này sẽ không tiến triển thêm. Nếu hiện tượng tụ máu lan rộng, nhau thai có thể bong hoàn toàn khỏi tử cung của mẹ gây sảy thai.

>>>>TÌM HIỂU: Để có thai kỳ hạnh phúc!

lich kham thai cho me bau
Khám thai định kì là cách tốt nhất theo dõi sức khỏe thai sản.

Thông thường tụ dịch màng nuôi xảy ra khi mới mang thai sẽ không nguy hiểm và thường không gây chảy máu. Nếu bạn bị ra máu ít, lốm đốm trong vài tuần đầu thường đó là máu báo thai.

Nhưng nếu ra máu nhiều và phát hiện muộn có thể sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng tụ dịch màng nuôi bệnh lý nếu không được điều trị tiên lượng có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cũng như tăng nguy cơ đẻ non, rau bong non và vỡ ối non.

Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào bị tụ dịch màng nuôi cũng xảy ra rủi ro như sảy thai. Các biến chứng nguy hiểm trên chỉ nguy cơ cao khi mẹ bầu có tiền sử sảy thai, mang đa thai hoặc dị tật tử cung.

Tụ máu dưới màng đệm nên làm gì?

Tùy từng trường hợp tụ dịch màng nuôi, thai phụ sẽ cần điều trị bằng tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với giảm co theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu kèm theo triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo, cần thăm khám bác sĩ ngay. Mẹ bầu cũng cần tăng cường bổ sung nước cùng với hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.

Cần hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng trong giai đoạn này cũng như trong suốt thời gian mang thai. Trường hợp bị tụ dịch màng nuôi, mẹ nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần. Nó giúp mẹ đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status