Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết

xay thai lien tiep 16714609091231570708211

Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi cặp vợ chồng. Dù là điều chẳng ai mong muốn nhưng tình trạng sảy thai, sảy thai liên tiếp vẫn xảy ra. Dù đó là thai kỳ tự nhiên hay thai hỗ trợ sinh sản. Sảy thai liên tiếp là những cú sốc vô cùng lớn đối với những ai đang khát khao có con. Điều này không chỉ gây hại đối với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của chị em. Vậy sảy thai liên tiếp do những nguyên nhân nào, hướng điều trị và phòng ngừa như thế nào? Liêu tình trạng sảy thai liên tiếp có thể điều trị được không?

🦠Ngày 05/06/2024: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?

🦠Ngày 04/06/2024: Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị IVF thành công tại Viện!

🦠Ngày 03/06/2024: Hành trình rong ruổi 10 năm tìm con của đôi vợ chồng đến từ Hưng Yên

🦠Ngày 04/06/2024: Một số bệnh phụ khoa thường gặp. 

Sảy thai liên tiếp là gì?

Sảy thai là tình trạng bị mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ, hoặc khi thai mới nặng dưới 500 gram. Sảy thai liên tiếp là khi một bệnh nhân bị sảy thai tự nhiên từ 2 lần trở lên.

Trên thực tế, tỷ lệ sảy thai tự nhiên chiếm đến 15% tổng số có thai. Nhiều phụ nữ thậm chí còn không nhận ra mình có thai cho đến khi bị sảy thai. Nguyên nhân là vì phần lớn thai bị sảy trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Các triệu chứng của sảy thai bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo tiến triển từ nhẹ đến nặng;
  • Đau bụng và lưng dưới;
  • Chuột rút, sốt và mệt mỏi;
  • Có dịch lỏng hoặc mô thai xổ ra âm đạo.

Tuy nhiên vẫn có nhiều thai phụ nữ bị xuất huyết âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên mang thai thành công. Do đó, nếu có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ, chị em nên đến ngay phòng khám sản khoa để được chẩn đoán và theo dõi chính xác.

📌📌📌📌Bạn nên biết: Hai Tuần Sau Chuyển Phôi Rất Quan Trọng

20210923 sảythai
Sảy thai liên tiếp gây nỗi ám ảnh cho người mẹ.

Sảy thai liên tiếp được chia thành mấy nhóm?

Sảy thai liên tiếp được chia thành 2 nhóm là:

  • Sảy thai nguyên phát: Phụ nữ chưa từng sinh được em bé sống trước đó
  • Sảy thai thứ phát: Phụ nữ đã sinh con thành công trước đó và bị sảy liên tiếp ở những lần mang thai sau.

Nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp. Cùng điểm mặt một vài nguyên nhân thường gặp dưới đây:

Bất thường di truyền

Trong các trường hợp sảy thai liên tiếp, có đến 90% trường hợp có nguyên nhân do bất thường di truyền. Bất thường này có thể do bố, do mẹ hoặc do cả bố và mẹ gây thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể khiến phôi thai sau khi được thụ tinh không phát triển được nữa. Bất thường có thể do bất thường gen bệnh.

Bất thường tử cung

Tử cung của mẹ gặp nhiều vấn đề bất thường như tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, hở eo cổ tử cung… cũng đều khiến phôi thai không làm tổ và phát triển bình thường được.

Yếu tố miễn dịch

Trường hợp mẹ bầu bị rối loạn tự miễn như hội chứng Antiphospholipid sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền máu và chất dinh dưỡng đi nuôi thai nhi, khiến thai nhi không thể phát triển được.

Bất thường nội tiết

Khi mang thai nội tiết progesterone đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp nuôi dưỡng thai nhi. Nếu bị bầu bị suy hoàng thể sẽ không sản xuất đủ progesterone nên thai nhi không thể phát triển. Ngoài ra, mẹ bầu mắc hội chứng đa nang cũng có nguy cơ cao bị sảy thai liên tiếp.

Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

Khi mang thai, mẹ mắc bệnh rubella hay các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu… cũng dễ gây sảy thai do sự tấn công của vi khuẩn, virus.

Mẹ bầu bị bệnh nội khoa

Nếu trong quá trình mang thai, mẹ mắc một số bệnh nội khoa như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyết giáp, tim mạch… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của thai nhi, tăng nguy cơ bị sảy thai liên tiếp.

Tinh trùng bất thường

Tinh trùng bị dị tật có thể thụ thai được nhưng lại khiến thai nhi không thể phát triển hoặc nếu phát triển cũng dễ bị dị tật và phải hút bỏ.

Yếu tố bên ngoài

Khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, hút thuốc, uống rượu bia cũng dễ bị sảy thai. Ngoài ra, nếu sinh sống ở môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với nhiều hóa chất như thạch tín, thuốc diệt côn trùng… cũng làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

Thể chất người mẹ

Cơ thể mẹ không đủ điều kiện mang thai hoặc mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến nhiều trường hợp sảy thai sớm.

Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến sức khỏe của người mẹ dẫn đến rủi ro sảy thai khi mang bầu những tuần đầu thai kỳ:

  • Phụ nữ béo phì
  • Mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, thận, tuyến giáp, lupus,…
  • Mắc các bệnh lây qua đường tình dục
  • Tử cung có vấn đề
  • Thường xuyên sử dụng chất gây nghiện, thuốc lá, rượu bia,…
  • Một số loại thuốc điều trị những bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Không rõ nguyên nhân

Có đến 75% các trường hợp sảy thai liên tiếp không tìm được nguyên nhân. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng vì khả năng có thai bình thường ở những lần sau là 50 – 60% nếu mẹ đảm bảo sức khỏe và không quá lớn tuổi.

Sảy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì?

Trước khi làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân để đánh giá tình trạng dùng thuốc, phẫu thuật, cũng như cũng như các bất thường về gen, di truyền của cả vợ chồng, cũng như của gia đình và họ hàng.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ được làm cho cả vợ và chồng để tìm các nguyên nhân bất thường về di truyền. Bố mẹ có thể là những người lành mang gen lặn của bệnh nhiễm sắc thể nào đó. Vì vậy, xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán bệnh nhiễm sắc thể có thể giúp phát hiện các bất thường đã truyền cho thai nhi và gây sảy thai liên tiếp này.

Karyotype
Xét nghiệm Karyotype.

Đánh giá cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh sản nữ

Đối với phụ nữ, tử cung và buồng tử cung cần được đánh giá chi tiết. Có nhiều xét nghiệm dùng để đánh giá buồng tử cung, bao gồm:

  • Siêu âm thường quy
  • Siêu âm bơm nước
  • Chụp tử cung- vòi tử cung
  • Chụp cộng hưởng tử tiểu khung (MRI) hoặc nội soi buồng tử cung.

Một số xét nghiệm khác

Những xét nghiệm tìm sự bất thường di truyền về đông máu cũng nên được thực hiện ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như: phẫu thuật, gãy xương, nằm bất động lâu ngày hoặc những bệnh nhân có gia đình bị các bất thường về máu.

Cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng sảy thai liên tiếp?

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị sảy thai, mẹ hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây:

  • Nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân 
  • Khi mang thai, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là protein, đạm, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều trái cây, rau xanh… 
  • Nên đi khám thai định kỳ thường xuyên 
  • Nếu mẹ đã từng bị sảy thai trước đó, hãy đi khám trước khi có ý định mang thai lần sau
  • Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tránh xa các chất kích thích
  • Giữ tinh thần thoải mái trong suốt thai kỳ vì yếu tố tâm lý ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai
  • Điều quan trọng nữa là, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào mẹ cũng nên đi khám.

Chúc mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh để có thể tận hưởng giây phút hạnh phúc được bế con yêu khỏe mạnh trên tay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status