Suy tuyến giáp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở phụ nữ?

Suy giap gay cho nguoi benh nhieu phien toai

Bệnh lý tuyến giáp là tình trạng thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới. Trong cơ thể, tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng lớn nhất. Nó nằm ở phía trước cổ, ngang hàng với các đốt xương C5 – T1, hình con bướm. Các bệnh lý tuyến giáp đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Suy tuyến giáp là gì? Suy tuyến giáp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở phụ nữ?

🟣Ngày 30/05/2023: Nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn là gì?

🟣Ngày 09/03/2023: Lạc nội mạc tử cung có gây hiếm muộn hay không?

🟣Ngày 27/07/2023: Giãn tĩnh mạch thừng tinh nên làm gì?

🟣Ngày 07/07/2023: Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?

🟣Ngày 03/07/2023: Màu sắc tinh dịch nói lên điều gì?

1. Suy tuyến giáp là gì?

Các hormon tuyến giáp còn có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát dục, vì thế nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Suy giáp hay còn gọi là suy giảm tuyến giáp, giảm chức năng tuyến giáp chỉ tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản xuất ra đủ hormone thyroxine, T3, T4 cần thiết cho quá trình kiểm soát việc trao đổi chất của cơ thể. 

Suy giap co the gay nguy hiem cho nguoi benh neu khong chua tri kip thoi 300x156 1
Suy giáp hay còn gọi là suy giảm tuyến giáp.

Dấu hiệu nhận biết suy tuyến giáp

Một số bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể. Trong khi những người khác cho thấy một số triệu chứng rõ rệt. Người bị suy tuyến giáp thường có triệu chứng:

  • Mệt mỏi, táo bón
  • Da khô và thường cảm thấy buồn ngủ,
  • Chân sưng phù, đau nhức cơ khớp,
  • Không chịu được thời tiết lạnh…
  • Ở phụ nữ có dấu hiệu bất thường vấn đề như rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng sinh sản.
  • Da và tóc có thể trở nên khô, tóc cứng hoặc rụng tóc, móng tay bị giòn…
  • Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể có bọng quanh mắt, nhịp tim chậm đi, giảm nhiệt độ cơ thể và suy tim.

Suy tuyến giáp được chia thành 2 nhóm

  • Suy giáp nguyên phát: Bệnh khởi phát do nguyên nhân bệnh lý tại tuyến giáp hoặc tổn thương sau khi điều trị.
  • Suy giáp thứ phát: Xảy ra do sự thiếu hụt hormone kích thích tuyến giáp (TRH của vùng dưới đồi hoặc TSH ở vùng tuyến yên).

Nguyên nhân gây suy tuyến giáp

Suy giáp là kết quả của việc tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Nguyên nhân do một số yếu tố, bao gồm:

Bệnh tự miễn

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy giáp là một rối loạn tự miễn được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. 

Điều trị cường giáp

Những người sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) thường được điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc chống tuyến giáp. Mục tiêu của các phương pháp điều trị này là đưa chức năng tuyến giáp trở lại bình thường. Nhưng đôi khi, điều chỉnh cường giáp có thể làm giảm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp quá nhiều, dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.

Phẫu thuật tuyến giáp

Loại bỏ toàn bộ hoặc một phần lớn tuyến giáp có thể làm giảm hoặc ngừng sản xuất hormone. Trong trường hợp đó, người bệnh sẽ cần dùng hormone tuyến giáp suốt đời.

Xạ trị

Bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và có thể dẫn đến suy giáp.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể dẫn đến chứng suy giáp như lithium, được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần. 

Thiếu i-ốt

Khoáng chất iốt – được tìm thấy chủ yếu trong hải sản, rong biển, thực vật được trồng trong đất giàu iốt và muối iốt – rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Quá ít iốt có thể dẫn đến suy giáp và quá nhiều i-ốt có thể làm trầm trọng thêm bệnh suy giáp ở những người đã mắc bệnh này. 

Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp

Suy giáp có thể xảy ra ở cả hai giới trong bất kỳ độ tuổi nào tuy nhiên phổ biến hơn là ở phụ nữ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
  • Rối loạn tự miễn 
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tự miễn
  • Từng được điều trị xạ trị iod hoặc thuốc ức chế tuyến giáp
  • Tiền sử phẫu thuật tuyến giáp (hoặc một phần tuyến giáp)

2. Suy tuyến giáp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở phụ nữ?

Đối với phụ nữ, có một mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và vô sinh hiếm muộn. Dưới đây là một số ảnh hưởng:

  • Mức độ hormon tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ.
  • Những phụ nữ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt (trầm cảm, kích thích, lo âu, căng vú, đầy bụng hay đau bụng, đau đầu, căng tứ chi…) thường có chức năng tuyến giáp kém hơn so với những người khác.
  • Tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất progesterone của buồng trứng. Khi chức năng tuyến giáp kém, progesterone được sản xuất ra ít hơn, dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
  • Ngoài ra, progesterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh. Khi progesterone bị thiếu, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng hơn nên sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

3. Làm gì khi bị suy giáp?

Điều trị suy giáp:

Mục tiêu để cải thiện các triệu chứng lâm sàng và phục hồi các rối loạn chuyển hoá. Thuốc điều trị thường được dùng nhất là levothyroxine sodium với liều 1-2 µg/ kg/ ngày để duy trì nồng độ TSH trong khoảng 0,5-2,5 mU/L. Sau khi TSH trở về ngưỡng bình thường, ta vẫn cần theo dõi nồng độ TSH mỗi 6-8 tuần để điều chỉnh phác đồ điều trị cho thích hợp.

Các thuốc điều trị cũng rất an toàn và ít ảnh hưởng đến thai nhi. 

Trên đây là thông tin suy tuyến giáp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Suy tuyến giáp nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng. Thì hiệu quả thì nữ giới vẫn có khả năng sinh đẻ và mang thai bình thường.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status