Không biết chị em nào đã trải qua những ngày tháng đợi mong kết quả thử thai chưa? Và trong quá trình đó, bạn đã có những thắc mắc gì? Và đến hiện tại bạn đã có em bé chưa? Đối với những bệnh nhân hiếm muộn, điều này càng trở nên hồi hộp hơn. Từ khi bắt đầu quá trình điều trị, nhiều bạn đã rất lo lắng và hồi hộp chờ đến ngày này. Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm mất tối thiểu khoảng 5 tuần. Quá trình này bao gồm kích trứng, chọc noãn, tạo phôi, trữ phôi, canh niêm mạc chuyển phôi (chuyển phôi trữ), chuyển phôi. Thường bác sĩ sẽ hẹn bạn lịch xét nghiệm beta -hCG hai tuần sau chuyển phôi. Trong khi chờ kết quả thử máu, bạn nên làm gì?
1. Có phải cứ có thai là phải có triệu chứng?
Thật sự có những chị rất nhạy cảm. Sau khi chuyển phôi sẽ có một vài triệu chứng “lạ” như: buồn nôn, mệt mỏi, ăn không ngon miệng,… Tuy nhiên sẽ có những chị không hề có biểu hiện những triệu chứng đó. Và sự thật cho thấy không có mối liên quan rõ rệt giữa những triệu chứng trên và việc có thai. Nghĩa là dù có hay không có triệu chứng báo hiệu, thì bạn cũng có thể sẽ có kết quả đậu hoặc không đậu.
Do đó, lời khuyên là sau chuyển phôi, các chị đừng cố tập trung vào cơ thể mình, cứ để mọi việc diễn ra tự nhiên, và chờ đợi kết quả thử thai vào 2 tuần sau chuyển phôi.
2. Ra huyết âm đạo có phải là không có thai?
Không đúng. Triệu chứng ra ít huyết sau khi chuyển phôi có thể có nhiều lý do:
– Có thể là dấu hiệu phôi đang làm tổ ( nghĩa là bạn sẽ có thai đấy)
– Có thể là dấu hiệu đa thai ( đậu nhiều thai cùng lúc)
– Có thể là do không có thai
Do đó, vẫn là lời khuyên nên đợi đến ngày 14 và xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có thai hay không.
🍀🍀🍀🍀Xem Thêm: Ra Máu Sau Chuyển Phôi Có Sao Không?
3. Thử que một vạch là chắc chắn không có thai?
Không hẳn vậy. Vì có thể ngày 14 sau chuyển phôi, nồng độ beta hCG trong nước tiểu chưa cao đủ để que thử hiện lên 2 vạch. Ngoài ra còn có thể do que thử thai bị hư. Và thực tế đã có rất nhiều chị thử que 1 vạch nhưng thử máu lại có bầu đấy. Nên chị em đừng vội thử que tại nhà vì chỉ khiến bản thân mình lo lắng thêm mà thôi.
4. Có phải cứ có thai là phải nghén?
Có chị em rất lo lắng vì mình không hề có 1 triệu chứng nghén nào. Thật ra, mỗi người có 1 cơ địa khác nhau, do nhiều nguyên nhân. Và sẽ có người hoàn toàn không nghén, có người lại nghén, thậm chí nghén rất nặng. Do đó, nếu bạn không nghén thì hãy mừng nhé vì triệu chứng nghén hoàn toàn không dễ chịu chút nào.
5. Trong hai tuần sau chuyển phôi, bạn nên làm gì?
- Ăn uống:
- Thực phẩm giàu protein
- Thực phẩm giàu carbohydrate tốt
- Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
- Thực phẩm chống viêm
- Thực phẩm bổ máu
- Uống Đủ nước
- Nghỉ ngơi:
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng, sau chuyển phôi phải nằm im một chỗ, ăn uống tại chỗ vì sợ phôi trôi ra ngoài. Điều này không những không tốt mà còn dẫn đến nguy cơ không làm tổ của phôi. Bạn chỉ cần sinh hoạt bình thường, thậm chí đi làm những công việc nhẹ nhàng. Vận động nhẹ nhàng sau chuyển phôi sẽ làm tăng lưu lượng máu đến tử cung, tăng cơ hội làm tổ.
- Sinh hoạt
Bạn nên ít sử dụng các thiết bị điện tử và đọc quá nhiều thông tin trên mạng để tránh gây hoang mang. Bạn có thể tập yoga ở tư thế đơn giản, nhẹ nhàng. Nên đi ngủ sớm và giờ giấc khoa học. Bạn nên kiêng sinh hoạt vợ chồng 1-2 ngày sau chuyển phôi, sau đó có thể quan hệ ở tư thế nhẹ nhàng.
Thật sự được làm mẹ tưởng chừng như đơn giản nhưng với không ít người điều đó quả thật khó khăn. Trên con đường đó, bạn không thể giấu những lo âu và căng thẳng. Nhưng hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, vững vàng tâm lý để chiến thắng số phận nhé!
🍀🍀❤️Chúc bạn có một kết quả thai kỳ thật viên mãn .
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9