Đông lạnh phôi là kỹ thuật đang được thực hiện phổ biến ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Xu hướng chuyển phôi trữ tại các trung tâm đang ngày càng phổ biến. Điều này xuất phát từ tỷ lệ thành công của chuyển phôi trữ trong các chu kỳ IVF. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân lo lắng rằng: phôi có thể lưu trữ bao nhiêu năm? Trữ đông phôi có ảnh hưởng chất lượng phôi không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
🔥Ngày 18/05/2023: 5 siêu thực phẩm giúp trứng khoẻ dễ thụ thai
🔥Ngày 08/05/2023: Phân biệt thụ tinh trong ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo
🔥Ngày 28/04/2023: Tinh dịch loãng có nguy hiểm không?
🔥Ngày 05/04/2023: Bất thường nhiễm sắc thể giới tính là gì?
🔥Ngày 15/02/2023: Vô tinh có con được không?
1. Quy trình đông lạnh phôi
Sự ra đời của phương pháp trữ lạnh phôi đã góp phần cực kỳ quan trọng trong tối ưu hóa phác đồ kích thích buồng trứng, chuyển phôi, cũng như giải quyết bài toán phôi còn dư sau khi chuyển.
Đông lạnh phôi hay còn gọi là bảo quản lạnh phôi là một quá trình làm đông lạnh và lưu trữ phôi để sử dụng sau này.
Có thể hiểu rằng, phôi đông lạnh là khái niệm để nói đến những phôi được trữ lạnh sau quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thay vì đưa vào cơ thể mẹ.
Đông lạnh phôi có ý nghĩa gì?
- Trữ lạnh phôi dư chưa dùng đến trong chu kỳ IVF.
- Trữ lạnh phôi trong trường hợp bệnh nhân chỉ thích hợp chuyển phôi trữ, có thể do các yếu tố lâm sàng: tâm lý chưa sẵn sàng, sức khỏe chưa đảm bảo cho việc chuyển phôi, hoặc do yếu tố nội mạc tử cung chưa thích hợp.
- Một số nghiên cứu cho rằng việc chuyển phôi trữ cho hiệu quả cao hơn so với chuyển phôi tươi.
- Giảm tỉ lệ đa thai do có thể tối ưu hóa các yếu tố lâm sàng, hạn chế số phôi chuyển hoặc theo xu hướng chuyển đơn phôi.
- Hạn chế nguy cơ quá kích buồng trứng.
Quy trình đông lạnh phôi
Tùy thuộc vào chất lượng và tuổi phôi được tạo thành. Phôi có thể được đông lạnh vào ngày thứ 3, thứ 5 hoặc thứ 6 sau khi chọc hút noãn. Phôi được đặt trong một ống lưu trữ chuyên dụng và có dán nhãn thông tin nhận diện từng bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho phôi của bạn.
Hiện nay có hai phương pháp đông lạnh phôi đang được sử dụng phổ biến tại các trung tâm Hỗ trợ sinh sản đó là đông lạnh chậm và thủy tinh hóa:
- Đông lạnh chậm: Phương pháp hạ nhiệt độ từ từ đưa tế bào từ nhiệt độ sinh lý xuống nhiệt độ thấp trước khi được lưu trữ trong nitơ lỏng.
- Thủy tinh hóa: Phương pháp trữ lạnh không cân bằng, đột ngột đưa phôi xuống nhiệt độ âm sâu. Vượt qua giai đoạn tạo tinh thể đá nhằm mục đích ngăn chặn hình thành tinh thể đá ở trong và ngoài mẫu phôi đông lạnh, giúp hạn chế tối đa tổn thương phôi.
Tại Viện Mô phôi, kỹ thuật đông lạnh phôi được thực hiện bằng phương pháp thuỷ tinh hoá.
2. Trữ đông phôi có ảnh hưởng chất lượng phôi không?
Trữ đông phôi có ảnh hưởng chất lượng phôi không?
Đông lạnh có làm giảm chất lượng phôi hay không? Chắc hẳn là một câu hỏi đầu tiên của bệnh nhân khi nhắc đến phương pháp bảo quản phôi này. Nguyên tắc chung của đông lạnh là thay thế tối đa lượng nước trong tế bào bằng các chất bảo quản đông lạnh. Sau đó phôi được đưa xuống nhiệt độ âm sâu -1960C trong nitơ lỏng. Tại điều kiện này, mọi hoạt động chuyển hóa và phát triển của phôi đều bị ngưng lại, và những quá trình này sẽ được tiếp tục sau khi phôi được rã đông.
Nhờ vào kỹ thuật thủy tinh hóa cho quy trình đông lạnh phôi hạn chế tối đa tổn thương phôi. Với những chuyên viên phôi học được đào tạo tay nghề cao, chất lượng phôi sau rã đông đảm bảo. Tỷ lệ phôi sống cao và chất lượng phôi sau rã đông gần như không thay đổi. Tuy nhiên cũng có khoảng 0.5 phần trăm phôi không sử dụng được sau rã. Trường hợp đó thường rơi vào những phôi có chất lượng kém trước trữ đông.
Phôi đông lạnh có thể bảo quản được bao lâu?
Ở thời điểm hiện tại ghi nhận trường hợp trữ phôi lâu nhất sau khi rã và chuyển thành công là 27 năm,. Em bé được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cho thấy thời gian trữ phôi bao lâu thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phôi.
Như vậy, trữ đông phôi có ảnh hưởng chất lượng phôi không? Tỷ lệ phôi sống cao và chất lượng phôi sau rã đông gần như không thay đổi.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11