Tử cung có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Niêm mạc tử cung cũng có vai trò quan trọng không kém. Niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung. Được ví như là “mảnh đất màu mỡ” để trứng sau khi thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi. Viện Mô phôi sẽ cung cấp những thông tin về vai trò quan trọng của niêm mạc tử cung.
🍀Ngày 22/04/2023: Niêm mạc tử cung mỏng có thể chuyển phôi không?
🍀Ngày 23/08/2023: U xơ tử cung có gây vô sinh không?
🍀Ngày 26/06/2023: Những bất thường thường gặp ở tử cung là gì?
🍀Ngày 07/07/2023: Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?
🍀Ngày 30/08/2023: Tử cung nhi hoá là gì?
🍀Ngày 21/06/2023: Viêm niêm mạc tử cung là gì?
1. Cấu tạo của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cấu tạo của niêm mạc tử cung
NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dày niêm mạc tử cung trong từng giai đoạn như thế nào?
Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường ở từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 1- ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2-4mm.
- Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 4- ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6-10mm.
- Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15- ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là < 16mm.
2. Vai trò quan trọng của niêm mạc tử cung
3. Niêm mạc tử cung như thế nào sẽ dễ có thai?
Xuất phát từ vai trò quan trọng trong thai kỳ, NMTC phải đạt được những yêu cầu để tạo cơ hội làm tổ cho phôi thai phát triển.
NMTC là lớp trong cùng của tử cung. Độ dày của lớp niêm mạc sẽ có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Để đủ khả năng làm tổ và phát triển thuận lợi cho thai nhi, NMTC cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Về độ dày: độ dày niêm mạc dễ có thai nhất trong khoảng từ 8-12mm. Dưới 8mm được coi là niêm mạc mỏng và khó đậu thai và trên 14mm rất khó đậu thai.

- Về mặt hình thái: niêm mạc tử cung hình 3 lá (hoặc hình hạt cà phê) trên siêu âm thì tỷ lệ có thai là cao nhất. Vì vậy, niêm mạc quá dày hay quá mỏng đều gây bất lợi cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Trên đây là thông tin về vai trò quan trọng của niêm mạc tử cung.
Bài viết liên quan
Bảng giá Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Viện
Năm 2001 đánh dấu một mốc mới trong chặng đường phát triển của Viện Mô ...
Th6
Một số dấu hiệu bệnh Thalassemia ở trẻ em
Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay bệnh tan máu bẩm sinh. ...
Th6
Quy trình kích trứng IVF tại Viện Mô phôi
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th6
Thuốc nội tiết hỗ trợ hoàng thể sau chuyển phôi
Chuyển phôi được xem là chặng cuối trên hành trình điều trị thụ tinh trong ...
Th6
Viện Mô phôi xét nghiệm tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO 2021
Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, sức khoẻ sinh sản nam giới ...
Th6
Một số phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay tại Viện Mô phôi
Năm 1978, khi em bé IVF đầu tiên trên thế giới chào đời đã mở ...
Th6