Thụ tinh tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật phức tạp. Hiện nay, tỷ lệ thành công trên thế giới chỉ dao động 50%. Con số này tại Viện Mô phôi khoảng 60%. Một sự nỗ lực không hề nhỏ của tập thể y bác sĩ tại Viện. Để có được một chu kỳ IVF thành công, đòi hỏi cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Khi bệnh nhân điều trị thành công và có thai, việc quản lý thai kỳ cũng cần được chú trọng. Đặc biệt là 12 tuần đầu và những mốc siêu âm quan trọng. Vậy quản lý thai kỳ IVF như thế nào?
🌱Ngày 06/07/2023: Tại sao cần nhịn tiểu khi chuyển phôi?
🌱Ngày 15/07/2023: Sau chuyển phôi nên ăn gì?
🌱Ngày 02/06/2023: Niêm mạc tử cung mỏng chuyển phôi thất bại phải làm gì?
🌱Ngày 26/05/2023: Mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì?
🌱Ngày 21/04/2023: Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi
Chuyển phôi bao lâu thì biết mình có thai?
Chuyển phôi được xem là bước cuối cùng trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Bệnh nhân có thể được chuyên phôi tươi hoặc phôi đông lạnh. Tại Viện Mô phôi, đa phần bệnh nhân được chuyển phôi đông lạnh. Quy trình chuyển phôi đông lạnh cần phải trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung.
Mục đích của việc chuẩn bị niêm mạc tử cung này là theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở” và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống”. Khi niêm mạc đạt độ dày và hình thái thích hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định chuyển phôi. 100% bệnh nhân sau chuyển phôi đều có đơn thuốc nội tiết hỗ trợ hoàng thể.
Nhiều trường hợp bệnh nhân lo lắng, hồi hộp nên mua que thử thai và thử rất sớm. Điều này, không hề tốt cho sự làm tổ của phôi và các bác sĩ tại Viện Mô phôi không khuyến khích. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế thử thai bằng que tét nhanh. Vì chất lượng que thử thai có thể không đảm bảo và kết quả sẽ không chính xác.
Đối với bệnh nhân thực hiện IVF, thường sẽ được chỉ định xét nghiệm định lượng beta hCG để xác định mang thai hay không.
Quản lý thai kỳ IVF như thế nào?
Sau khi đã có kết quả xét nghiệm beta hCG là có thai, bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị chỉnh đơn thuốc và duy trì. Điều này là rất quan trọng với thai kỳ IVF, nhất là 3 tháng đầu.
12 tuần đầu
Việc sử dụng thuốc nội tiết trong 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng đối với thai kì sau IVF. Điều này quyết định kết cục thai kì IVF. Vì vậy phải tuyệt đối tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và bản thân khi thấy có dấu hiệu bất thường phải khám ngay.
Trong những lần thăm khám quý I, bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau:
Ở 6-8 tuần thai kỳ, mẹ bầu được siêu âm để xác định:
- Vị trí túi thai,
- Số lượng túi thai
- Số lượng phôi thai, sức khỏe thai thông qua việc đánh giá túi thai, noãn hoàng, phôi thai, tim thai…
Thời điểm 9-10 tuần, thai phụ tiếp tục được siêu âm đánh giá sự phát triển của phôi thai.
Siêu âm khi thai được 11 đến 13 tuần, đánh giá chính xác tuổi thai và dự kiến sinh đồng thời chẩn đoán sớm nhiều bất thường nhiễm sắc thể quan trọng qua việc đo độ mờ da gáy (sự tích tụ dịch sau gáy thai nhi), đo mũi và vòm khẩu cái.
Sau 12 tuần, nếu các chỉ số của mẹ và thai nhi ổn định, sẽ theo dõi như một thai kỳ tự nhiên.
Giai đoạn 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ 2)
Giai đoạn này thường được thực hiện từ tuần thứ 14 – 28 tuần 6 ngày của thai kỳ. Mẹ bầu nên đi khám thường xuyên để kiểm tra và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Có 3 lần khám thai quan trọng là tuần 16 – 20, tuần 20 – 24, tuần 24 – 28.
Tuần 16 – 20 của thai kỳ
Thai phụ sẽ được khám thai, siêu âm thai đường bụng. Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo.X xét nghiệm Triple test nếu chưa làm Double test hoặc NIPT ở 3 tháng đầu. Xét nghiệm nước tiểu, tiêm phòng uốn ván (theo chỉ định của bác sĩ)…
Tuần 16 – 20 của thai kỳ
Bác sĩ sẽ thực hiện khám thai, siêu âm thai để kiểm tra hình thái của thai nhi và làm xét nghiệm nước tiểu.
Tuần 24 – 28 của thai kỳ
Ngoài khám, siêu âm thai và làm xét nghiệm nước tiểu thì ở mốc này thai phụ còn được làm xét nghiệm dung nạp đường huyết.
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3
Đây là giai đoạn tương ứng với 3 tháng cuối của thai kỳ, thường được tính từ tuần 29 – tuần 40. Mẹ bầu cần thường xuyên khám, siêu âm thai và nhập viện khi có các dấu hiệu chuyển dạ.
- Tuần 29 – 32 của thai kỳ: Khám 1 lần.
- Tuần 33 – 35 của thai kỳ: Khám 2 tuần 1 lần.
- Tuần 36 – 40 của thai kỳ: Khám thai mỗi tuần 1 lần.
Như vậy, quản lý thai kỳ IVF chỉ khác thai kỳ tự nhiên là trong 3 tháng đầu cần phải bổ sung thuốc nội tiết hỗ trợ hoàng thế. Sau tam cá nguyệt thứ nhất, khi sức khoẻ ổn định, thai phụ sẽ được theo dõi như một thai kỳ tự nhiên với các lần thăm khám và các xét nghiệm cần thiết.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11