Sinh thiết phôi được xem là một bước tiến mới trong chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản. Đây là một kỹ thuật nhằm lựa chọn ra những phôi khoẻ mạnh để sinh ra em bé khoẻ mạnh. Phôi sau khi được nuôi cấy sẽ được lấy một số phôi bào để xét nghiệm di truyền. Tuy nhiên sinh thiết phôi là một kỹ thuật có chỉ định và không thực hiện hàng loạt. Để thực hiện sinh thiết phôi, bệnh nhân phải có phôi ngày 5, 6 (giai đoạn phôi nang). Vậy tại sao không nên sinh thiết phôi ngày 3?
🛑Ngày 22/12/2023: Sàng lọc di truyền tiền làm tổ bệnh tan máu bẩm sinh
🛑Ngày 29/11/2023: Quản lý thai kỳ IVF như thế nào?
🛑Ngày 30/11/2023: Thuốc đặt Cyclogest trong điều trị hiếm muộn
🛑Ngày 29/11/2023: Tác dụng của thuốc nội tiết sau chuyển phôi là gì?
🛑Ngày 28/11/2023: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
🛑Ngày 27/11/2023: Chưa quan hệ tình dục có mắc viêm lộ tuyến không?
🛑Ngày 24/11/2023: Liệu có loại thuốc nào có thể chữa khỏi đa nang buồng trứng không?
🛑Ngày 27/11/2023: Điều trị thành công cho bệnh nhân tụ dịch vết mổ đẻ
Tại sao cần sinh thiết phôi?
Sinh thiết phôi là gì?
Kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT) là kỹ thuật được sử dụng trước khi chuyển phôi nhằm giúp xác định các bất thường trong bộ nhiễm sắc thể của phôi, ngăn ngừa một số bệnh hoặc rối loạn di truyền được truyền từ bố mẹ sang trẻ.
Việc lựa chọn phôi khoẻ mạnh là yếu tố quan trọng để làm nên thành công của điều trị IVF. Trước đây khi kỹ thuật phân tích di truyền trước chuyển phôi chưa phát triển, chuyên viên phôi học chủ yếu lựa chọn phôi dựa vào hình thái. Nhưng việc lựa chọn này chủ yếu mang tính chủ quan và dựa vào kinh nghiệm của chuyển viên. Hơn nữa, việc lựa chọn phôi chỉ dựa vào hình thái sẽ không đảm bảo được tính toàn vẹn của di truyền bên trong của phôi.
Các nhóm phân tích di truyền tiền làm tổ
Kỹ thuật sinh thiết phôi có thể chia thành 3 nhóm theo mục đích cụ thể khi xét nghiệm di truyền của phôi:
- PGT-A nhằm phát hiện các bất thường liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể.
- PGT-SR nhằm phát hiện các bất thường liên quan đến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- PGT-M nhằm phát hiện các bất thường về gen quy định bệnh lý cụ thể.
Tại sao cần sinh thiết phôi?
Sau đây là một số lợi ích khi thực hiện phân tích di truyền tiền làm tổ đúng chỉ định:
- Có thể sàng lọc được hơn 100 bệnh di truyền khác nhau.
- Kỹ thuật này được thực hiện trước khi cấy phôi vào tử cung. Do đó cho phép các cặp vợ chồng quyết định thực hiện nếu họ muốn tiếp tục mang thai.
- Cho phép các cặp vợ chồng hiếm muộn có con khỏe mạnh.
Những trường hợp nào nên thực hiện sinh thiết phôi?
Xét nghiệm di truyền trước làm tổ mang lại nhiều lợi ích cho bất kỳ cặp vợ chồng nào có nguy cơ truyền bệnh di truyền, ví dụ trường hợp vợ/chồng hoặc cả vợ và chồng có các đặc điểm sau:
- Có các rối loạn di truyền liên kết giới tính.
- Có các rối loạn đơn gen.
- Có bị rối loạn nhiễm sắc thể.
- Người vợ từ 35 tuổi trở lên.
- Người vợ liên tục sảy thai.
- Người vợ có nhiều hơn một lần điều trị sinh sản nhưng thất bại.
Tại sao không nên sinh thiết phôi ngày 3?
Sinh thiết phôi ngày 3 có hại cho phôi không?
Trước đây, khi kỹ thuật nuôi phôi nang chưa phát triển, sinh thiết phôi chủ yếu được thực hiện vào ngày phôi thứ 3 (sau thụ tinh). Tuy nhiên, trong thời gian gần đây sinh thiết phôi ngày 3 được chứng minh có thể gây nguy hại cho phôi, làm giảm khả năng làm tổ của phôi. Nguyên nhân là do:
- Sinh thiết tế bào phôi ngày 3 sẽ có hại cho phôi, giảm khả năng làm tổ của phôi
- Phôi 3 còn ít tế bào, tỷ lệ khảm nhiều, lấy 1 tế bào ra xét nghiệm di truyền thì có thể sẽ không đại diện cho phôi.
Tại sao sinh thiết phôi bắt buộc phải nuôi phôi lên ngày 5?
- Phôi nang có nhiều tế bào (khoảng 200 tế bào) nên việc sinh thiết phôi này không làm ảnh hưởng đến chất lượng phôi.
- An toàn hơn khi đông lạnh và rã phôi.
Quy trình sinh thiết phôi được thực hiện như thế nào?
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn về tình trạng rối loạn di truyền
- Bước 2: Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi phôi ngày 5
- Bước 3: Sinh thiết phôi, trữ phôi
- Bước 4: Xét nghiệm di truyền
- Bước 5: Tư vấn kết quả sinh thiết.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12