Progesterone là một trong hai hormone sinh dục nữ. Đây là hormone quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt. Và đặc biệt là chuẩn bị cho quá trình mang thai ở người phụ nữ. Hormone này được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau khi rụng trứng xảy ra. Vậy Hormone Progesterone là gì? Vai trò của hormone này được thể hiện như thế nào?
🟣Ngày 29/03/2023: Tại sao sau chuyển phôi không nên nằm một chỗ?
🟣Ngày 28/03/2023: Tầm quan trọng của chỉ số AMH
🟣Ngày 24/03/2023: Vô sinh nguyên phát là gì?
🟣Ngày 23/03/2023: Đa thai liệu có tốt như bạn nghĩ?
🟣Ngày 27/03/2023: Lưu ý trước khi chọc hút noãn
🟣Ngày 27/03/2023: Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
1. Hormone Progesterone là gì?
Progesterone là gì?
Hormone là những sứ giả hóa học tác động đến một loạt chức năng trong cơ thể. Progesterone là một loại hormone nội sinh của cơ thể người. Progesterone là một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và phát triển phôi thai của người và các loài khác. Ngoài ra, progesterone còn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.
Hormone này được sản xuất bởi buồng trứng, nhau thai và tuyến thượng thận.
Vai trò của hormone progesterone
Trong điều hòa kinh nguyệt
Progesterone kết hợp với estrogen là hai hormone sinh dục nữ chính thực hiện chức năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, kéo dài từ 28 – 31 ngày tùy vào cơ địa. Theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone Progesterone cơ thể tiết ra là khác nhau, cụ thể:
Ở giai đoạn nang noãn (trước khi rụng trứng), nồng độ Progesterone trong huyết thanh thấp, chỉ từ 0,2 – 1,5 ng/ml.
Khi nồng độ hormone LH tăng cao đạt đỉnh, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra, các tế bào hoàng thể trong nang noãn bị vỡ. Sau đó, tín hiệu tăng sản xuất Progesterone sẽ được gửi đi để đáp ứng với LH.
Ở giai đoạn hoàng thể, sau rụng trứng thì nồng độ Progesterone sẽ tăng rất nhanh. Đến trước ngày hành kinh khoảng 7 ngày, nồng độ Progesterone đạt đỉnh, nồng độ lúc nào cao hơn ở phụ nữ mang thai.
Trong nuôi dưỡng thai
Ở phụ nữ mang thai, Progesterone được duy trì ổn định ở mức cao để thực hiện nhiều chức năng như:
-
Progesterone giống như một hormone an thai để ngăn chặn các cơn co thắt tử cung, đảm bảo cổ tử cung luôn được đóng kín, thai nhi làm tổ an toàn và ổn định trong tử cung.
- Progesterone hỗ trợ quá trình làm tổ của trứng:
- Progesterone được nhau thai sản xuất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh
Hormone Progesterone của cơ thể mẹ cũng tham gia vào quá trình tạo sữa. Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đầy đủ nhất cho trẻ phát triển khỏe mạnh trong những tháng năm đầu tiên của cuộc đời.
2. Tại sao chúng ta phải kiểm tra nồng độ progesterone?
Có một số lý do mà nhân viên y tế có thể muốn kiểm tra mức độ progesterone trong cơ thể. Một số lý do phổ biến, bao gồm:
- Giúp tìm ra nguyên nhân vô sinh.
- Theo dõi sự thành công của thuốc điều trị vô sinh hoặc hiệu quả điều trị bằng progesterone.
- Giúp xác định xem có rụng trứng hay không.
- Đánh giá nguy cơ sảy thai ở những người mang thai có nguy cơ cao.
- Theo dõi chức năng của buồng trứng và nhau thai trong thai kỳ.
- Giúp chẩn đoán các vấn đề với tuyến thượng thận và một số loại ung thư
- Thu hẹp các nguyên nhân gây chảy máu tử cung bất thường.
3. Progesterone thấp có nguy hiểm không?
Hormone progesterone rất quan trọng với phụ nữ trong thời kỳ sinh nở. Nồng độ progesterone thấp đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp một số khó khăn khi mang thai. Cụ thể:
- Khi hiện tượng rụng trứng xảy ra, nồng độ progesterone tăng lên giúp làm dày thành tử cung, sẵn sàng cho trứng làm tổ. Nếu thiếu progesterone, lớp niêm mạc không đủ dày, trứng sẽ không thể làm tổ và thai kỳ không xảy ra;
- Phụ nữ mang thai vẫn cần progesterone để duy trì lớp niêm mạc tử cung cho tới khi em bé chào đời. Cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất hormone này và gây ra các triệu chứng bình thường của thai kỳ như đau ngực và buồn nôn. Nếu nồng độ progesterone quá thấp, tử cung có thể không đủ khả năng để duy trì sự phát triển của thai;
- Thiếu hụt progesterone có thể tiềm ẩn nguy cơ sản phụ bị thai ngoài tử cung, dẫn tới sảy thai hoặc thai chết lưu;
- Không có progesterone để bổ sung thì estrogen có thể trở thành hormone chủ đạo, gây ra các triệu chứng như:
- Tăng cân;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Trầm cảm;
- Hội chứng tiền kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều, máu kinh ra nhiều;
- Xơ nang tuyến vú;
- Vấn đề về túi mật.
Bài viết này đã cung cấp thông tin hormone progesterone là gì và vai trò của hormone này. Đây là hormone quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là chuẩn bị cho quá trình mang thai ở người phụ nữ.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10