Chuyển đoạn hoà hợp tâm gây ra những hậu quả gì?

0607202032(1) 2

Bất thường di truyền hiện nay là một trong những vấn đề chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản quan tâm. Bất thường di truyền có thể gây ra nhiều hệ luỵ sức khoẻ giống nòi sau này. Trong đó bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là một dạng bất thường lớn và là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản. Bất thường cấu trúc NST có hai dạng. Trong đó chuyển đoạn hoà hợp tâm là một dạng phổ biến. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Chuyển đoạn hoà hợp tâm gây ra những hậu quả gì?

Ngày 10/03/2025: Tại sao người mắc bệnh Hemophilia chảy máu lâu hơn người khác?

Ngày 08/03/2025: PGS.TS.BS Trịnh Thế Sơn tham gia Nhóm Ngoại bình duyệt cho hướng dẫn của WHO

Ngày 06/03/2025: Hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm phôi cho bệnh lý di truyền đơn gen

Ngày 07/03/2025: Cần làm gì để cải thiện sức khỏe sinh sản ở nam giới? 

Ngày 27/02/2025: Nang cơ năng buồng trứng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân dẫn đến bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể?

Nhiễm sắc thể là cấu trúc dạng sợi nằm bên trong nhân của tế bào động vật và thực vật. Mỗi nhiễm sắc thể được cấu tạo từ protein và một chuỗi ADN dài, chứa đựng một phần hoặc toàn bộ vật chất di truyền của sinh vật.

nhiem sac the gioi tinh 1 0651884409.jpg

Cấu trúc của nhiễm sắc thể:

(1) Chromatit

(2) Tâm động – nơi 2 chromatit đính vào nhau. Đây là nơi để nhiễm sắc thể trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phânvà giảm phân

(3) Cánh ngắn

(4) Cánh dài.

Phân loại nhiễm sắc thể

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, người ta phân làm hai loại: nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.

  • Nhiễm sắc thể thường: trong một tế bào lưỡng bội, các cặp nhiễm sắc luôn luôn đồng dạng.
  • Nhiễm sắc thể giới tính: trong quá trình sinh sản hữu tính, đây chính là nhân tố quyết định giới tính của cá nhân được tạo ra. Bởi không giống như NST thường, các thành tố của một cặp NST giới tính có thể khác nhau.

Chức năng của nhiễm sắc thể

  • Lưu thông tin di truyền: Những gen chứa thông tin di truyền đều nằm trên NST. Và những gen trên một NST luôn di truyền cùng nhau.
  • Bảo quản thông tin di truyền: nhờ cơ chế nhân đôi, phân li, tổ hợp qua quá trình nguyên phân và giảm phân, thông tin di truyền trên NST được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Ngoài ra, thông qua hoạt động cuộn xoắn và tháo xoắn, NST còn có thể điều hòa hoạt động gen. Hai hoạt động này chỉ diễn ra khi NST tháo xoắn trở thành ADN mạch thẳng.
  • Chính vì mang thông tin di truyền, nên khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể sẽ kéo theo nhiều bệnh liên quan đến NST, gây ra dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới não và các bộ phận khác. 

Chính vì mang thông tin di truyền, nên khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể sẽ kéo theo nhiều bệnh liên quan đến NST, gây ra dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới não và các bộ phận khác.

Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?

Bất thường cấu trúc NST là khi một phần của NST riêng lẻ bị thiếu, thêm, chuyển sang NST khác hoặc bị đảo lộn.

Các hội chứng liên quan như là:

  • Hội chứng cri-du-chat (hội chứng mèo kêu),
  • NST Philadelphia kết quả của sự chuyển đoạn NST số 9 và 22 liên quan đến bệnh Leukemia dòng tủy,…

Nguyên nhân gây bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể:

Người bình thường có 46 nhiễm sắc thể chia thành 23 cặp, bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra với nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến tình trạng gọi là bất thường nhiễm sắc thể. Nguyên nhân thường do các vấn đề phát sinh trong quá trình phân chia giao tử hoặc do đột biến dưới tác động của hóa chất, phóng xạ,..Đột biến nhiễm sắc thể có thể dẫn đến thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào hoặc thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.

Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể có nguy hiểm không?

Các yếu tố nguy cơ có trẻ bất thường cấu trúc NST

  • Tiền sử gia đình có ít nhất một rối loạn di truyền.
  • Cha hoặc mẹ có tiền sử bất thường về NST.
  • Bố mẹ có tiền sử sinh con dị tật.
  • Thai nhi có bất thường nhìn thấy khi sàng lọc hoặc siêu âm.
  • Tuổi mẹ: Trên 35 tuổi.
  • Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai.
  • Thai phụ tiếp xúc với chất độc, chất phóng xạ trong thời gian mang thai…

Bất thường cấu trúc NST có nguy hiểm không?

Trong sảy thai liên tiếp có thể gặp bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể như mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn và nhân đoạn NST nhưng hay gặp nhất là đảo đoạn và chuyển đoạn NST. Tỷ lệ đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chiếm 3 – 11% ở ít nhất một trong hai người của các cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp.

Sự nhân đôi và đứt gãy của NST là nguyên nhân gây ra dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc. Những thay đổi này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất protein bằng cách thay đổi các gen trên NST. Những thay đổi cấu trúc thường gây tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của một cá thể. Thậm chí dẫn đến tử vong. Một vài thay đổi không có hại và không ảnh hưởng đáng kể.

Một số dạng thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm:

  • Chuyển đoạn: một đoạn nhiễm sắc thể tách ra khỏi nhiễm sắc thể này và di chuyển đến vị trí mới trên nhiễm sắc thể khác.
  • Mất đoạn: một đoạn nhiễm sắc thể bị mất (xóa) trong quá trình phân chia tế bào.
  • Lặp đoạn: một đoạn nhiễm sắc thể được lặp lại tại một vị trí khác.
  • Đảo đoạn: Một đoạn NST bị đứt được đảo ngược và đưa trở lại NST. Nếu sự đảo đoạn ngược bao phủ tâm động NST, nó được gọi là đảo ngược tâm động. Nếu nó liên quan đến nhánh dài hoặc ngắn của nhiễm sắc thể và không bao gồm tâm động, được gọi là đảo ngược tâm.
  • Isochromosome: được tạo ra do sự phân chia không đúng của tâm động làm cho nhiễm sắc thể chứa hai nhánh ngắn hoặc hai nhánh dài trong khi bình thường chứa một nhánh ngắn và một nhánh dài.

Bất thường chuyển đoạn hoà hợp tâm là gì?

Chuyển đoạn NST là hiện tượng tái sắp xếp cấu trúc của NST, xảy ra khi vật chất di truyền được trao đổi hoặc di chuyển giữa các NST khác nhau. Đây là một dạng bất thường cấu trúc NST. Bất thường này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mang. Tuy nhiên, chuyển đoạn NST có thể tiềm ẩn nguy cơ cao, dẫn đến các hệ lụy như mất thai tự nhiên, thai lưu hoặc sinh con mắc dị tật bẩm sinh.

Trong dó có hai kiểu chuyển đoạn NST thường gặp:

  • Chuyển đoạn NST tương hỗ (Reciprocal Translocations)
  • Chuyển đoạn NST hòa hợp tâm (Robertsonian Translocations)

Chuyển đoạn NST tương hỗ (Reciprocal Translocations)

Chuyển đoạn tương hỗ là hiện tượng hai đoạn NST không đồng dạng trao đổi vị trí cho nhau. 

Người mang chuyển đoạn này thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng có nguy cơ gặp khó khăn trong việc duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Điều này là do sự mất cân bằng về gen trong quá trình tạo phôi, dẫn đến tỷ lệ sảy thai hoặc bất thường ở thai nhi tăng cao.

Vì không mất chất liệu di truyền và có kiểu hình bình thường, tình trạng chuyển đoạn NST này được gọi là chuyển đoạn tương hỗ cân bằng, với tần suất xuất hiện khoảng 1/500 trong cộng đồng.

Chuyển đoạn NST hòa hợp tâm (Robertsonian Translocations)

Chuyển đoạn hòa hợp tâm xảy ra khi hai NST tâm đầu gắn kết với nhau tại vùng tâm động. Sau đó tạo thành một NST duy nhất. Dạng chuyển đoạn này chủ yếu liên quan đến các NST số 13, 14, 15, 21 và 22.

Chuyển đoạn Robertson
Chuyển đoạn hòa hợp tâm.

Trong quá trình phân bào, do một số nguyên nhân nào đó dẫn đến các NST dạng tâm đầu này bị đứt gãy ngang ở vùng cận tâm động và sau khi bị đứt gãy, các cánh dài của hai NST khác nhau lại gắn chặt với nhau ở tâm động tạo thành một NST mới chứa hai cánh dài của 2 NST ban đầu; đồng thời, hai phần cánh ngắn của hai NST này cũng gắn chặt với nhau. Do đoạn cánh ngắn không chứa nhiều gene quan trọng và có kích thước quá nhỏ nên đã bị tiêu biến đi.

Chuyển đoạn hoà hợp tâm gây ra những hậu quả gì?

Tỷ lệ xảy ra bất thường chuyển đoạn Robertson (RTs) trên người khoảng 1:1000 trẻ sinh ra. Bất thường này có khả năng gây ra các bất thường di truyền bẩm sinh như Hội chứng Down hay Hội chứng Patau. Vậy thì do đâu một bất thường cấu trúc NSTcó thể dẫn đến việc hình thành các dạng bất thường số lượng NST?

Các cá thể mang bất thường Robertson thường không mang các bất thường bệnh lý biểu hiện ra ngoài. Những cá thể này hoàn toàn khoẻ mạnh. Nhưng những vấn đề lại nảy sinh ở con cái của họ. Có thể gặp một số vấn đề trong sinh sản như: sảy thai liên tiếp nhiều lần. Do tăng nguy cơ hình thành thai lệch bội. Nếu các giao tử có chứa NST tạo thành do chuyển đoạn Robertson kết hợp với giao tử bình thường sẽ dẫn đến hình thành các hợp tử lệch bội. Nguy cơ mất thai của các cặp vợ chồng có chuyển đoạn hòa hợp tâm là khoảng 25%.

Chuyển đoạn Robertson còn có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Vô sinh
  • Thai chết lưu, sảy thai.

Chuyển đoạn hoà hợp tâm gây ra những hậu quả gì là nỗi lo của nhiều bố mẹ. Đột biến cấu trúc NST như chuyển đoạn hòa hợp tâm là nguyên nhân hay gặp ở các cặp vợ chồng có tiền sử mất thai tự nhiên. Vì thế khi các cặp vợ chồng có hiện tượng mất thai tự nhiên đặc biệt là mất thai tự nhiên liên tiếp mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng thì việc chỉ định xét nghiệm NST là cần thiết để phát hiện nguyên nhân mất thai do đột biến NST.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status