Có nên mổ lạc nội mạc tử cung buồng trứng?

lnmbt

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Lạc nội mạc tử cung không phải là bệnh lý ác tính nhưng thường tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Thậm chí có nguy cơ cao gây vô sinh. Lạc nội mạc tử cung có thể tìm thấy ở nhiều cơ quan. Thường gặp như lạc nội mạc trong cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung buồng trứng… Vậy có nên mổ lạc nội mạc tử cung buồng trứng không?

👉Ngày 19/03/2025: Hormone Testosterone có vai trò gì đối với nam giới?

👉Ngày 18/03/2025: Một số “thủ phạm” gây viêm tắc vòi trứng ở nữ giới

👉Ngày 18/03/2025: Bệnh nhân chuyển phôi khảm 40% sinh em bé khoẻ mạnh.

👉Ngày 17/03/2025: Tại sao chọc trứng cần gây mê? 

👉Ngày 19/03/2025: Quy trình thăm khám hiếm muộn tại Viện Mô phôi

Nguyên nhân nào gây ra lạc nội mạc tử cung buồng trứng?

Nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp tế bào này dày lên theo chu kì buồng trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra khiến lớp nội mạc này bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là tình trạng nội mạc tử cung phát triển bên ngoài buồng tử cung, ở đó LNMTC chịu ảnh hưởng của hormone sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt

Những lớp niêm mạc sẽ bong ra ở trong kì kinh nguyệt. Và được tái tạo lại sau khi chu kì này kết thúc. Bệnh xảy ra khi các mảng niêm mạc không đi ra ngoài theo máu kinh mà ở lại trong tử cung hay đi ngược lại lên buồng trứng, gây viêm nhiễm và đau đớn.

Vị trí LNMTC có thể hiện diện: buồng trứng, ống dẫn trứng, phúc mạc, cơ tử cung, bàng quang, đường tiết niệu, đường ruột….

Lạc nội mạc tử cung buồng trứng là gì?

LNMTC buồng trứng là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ở buồng trứng. Khi LNMTC buồng trứng xảy ra sẽ hình thành nên các nang chứa dịch giàu hemosiderin, là kết quả của sự tích tụ lâu ngày sản phẩm thoái hóa của các tế bào máu và NMTC bên trong nang.

btt
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Chúng thường có màu nâu đen giống như socola và có kích thước đa dạng, từ nhỏ (< 5cm) đến lớn hơn 20cm.

Triệu chứng khi bị lạc NMTC buồng trứng

  • Đau vùng chậu, từ cảm giác đau tức, đè nặng cho tới đột ngột đau nhói, đau nghiêm trọng.
  • Đau bụng khi hành kinh.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Có thể gặp khó khăn khi đại tiện, tiểu tiện
  • Có thể gặp tiểu ra máu, đi ngoài ra máu.
  • Chu kỳ kinh bất thường (ra máu nhiều hơn bình thường, ra máu ít hơn bình thường hoặc ra máu bất thường).
  • Vô sinh, hiếm muộn.

Nguyên nhân

Hiện nay, nguyên nhân gây ra LNMTC buồng trứng chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân có thể gây ra lạc nội mạc tử cung như:

  • Kinh nguyệt chảy ngược. Tình trạng này xảy ra khi máu kinh nguyệt chảy ngược vào ống dẫn trứng và khoang chậu. Lúc này, máu chứa các tế bào nội mạc tử cung từ lớp lót bên trong tử cung. Và những tế bào này có thể dính vào thành chậu và các bề mặt của cơ quan vùng chậu.
  • Tế bào phúc mạc biến đổi. Các chuyên gia cho rằng hormone hoặc các yếu tố miễn dịch làm biến đổi các tế bào lót bên trong bụng. Đây được gọi là tế bào phúc mạc và thành tế bào giống như các tế bào lót bên trong tử cung.
  • Biến chứng sẹo do phẫu thuật. 
  • Vận chuyển tế bào nội mạc tử cung. Các mạch máu hoặc hệ thống dịch ở các mô có thể di chuyển đến các tế bào nội mạc tử cung đến các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Tình trạng miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch có vấn đề có thể khiến cơ thể không nhận biết được và phá hủy các mô lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung buồng trứng nguy hiểm như thế nào?

Nang lạc NMTC ở buồng trứng là bệnh lý lành tính (không phải ung thư). Tuy vậy chúng có thể là nguyên nhân gây nên một số vấn đề khó giải quyết, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm:

Bên cạnh đó, có một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như:

  • Vỡ nang: thoát dịch nang vào khoang phúc mạc có thể gây đau bụng cấp, viêm phúc mạc …
  • Xoắn phần phụ: nang lạc NMTC thường gây viêm dính buồng trứng, do đó ít có nguy cơ gây xoắn phần phụ hơn so với các loại u nang buồng trứng khác. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp xảy ra xoắn phần phụ, gây đau và hoại tử buồng trứng.
  • U nang quá to gây chèn ép và rối loạn chức năng các cơ quan vùng chậu: chèn ép niệu quản gây dãn niệu quản, thận ứ nước; rối loạn đi tiêu do chèn ép trực tràng…

Có nên mổ lạc nội mạc tử cung buồng trứng không?

Để lựa chọn phương pháp điều trị, cần cân nhắc đến:

  • Tuổi,
  • Đặc điểm triệu chứng đau,
  • Tình trạng hôn nhân cũng như mong muốn có con của người bệnh.

Các phương pháp có thể lựa chọn bao gồm:

  • Điều trị theo dõi: áp dụng khi người bệnh có nang lạc NMTC ở buồng trứng kích thước nhỏ, không biến chứng và không có triệu chứng như đau vùng chậu hoặc vô sinh. 
  • Điều trị nội khoa: thường được lựa chọn để điều trị triệu chứng đau vùng chậu. Tùy vào mức độ đau, sự đáp ứng với thuốc, đồng thời cân nhắc các tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng lâu dài, có thể điều trị đau bằng các loại thuốc không hormone (thuốc giảm đau, NSAIDs) hoặc hormone (progestin, GnRH analogues, AI). Cần lưu ý rằng, điều trị nội khoa không có tác dụng làm khối u nang biến mất. Người bệnh khó có con hoặc vô sinh sẽ được điều trị tại chuyên khoa hỗ trợ sinh sản.
  • Điều trị phẫu thuật: được lựa chọn khi người bệnh gặp phải biến chứng như vỡ nang, xoắn phần phụ hoặc kích thước nang quá lớn gây chèn ép các cơ quan vùng chậu. Hoặc triệu chứng đau trầm trọng và không đáp ứng với điều trị nội khoa.
480548659 1169194754871380 6582621986137030850 n 2
Điều trị lạc nội mạc tử cung buồng trứng dựa trên tình trạng và nguyện vọng của bệnh nhân.

Phẫu thuật bóc u ó thể gây suy giảm dự trữ buồng trứng. Và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của người phụ nữ.  Vì vậy, không nên lựa chọn phẫu thuật cho những trường hợp nang lạc NMTC không có biến chứng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status