Mang thai là hành trình tuyệt vời nhất đối với mọi phụ nữ. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn sẽ có nhiều thay đổi của người mẹ. Ốm nghén là biểu hiện thường gặp của các mẹ bầu. Và ốm nghén cũng có thể gây khó khăn cho các mẹ trong thai kỳ. Nhưng đến một ngày, đang mang thai đột ngột hết ốm nghén thì có nguy hiểm không? Khi đó bạn cần làm gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
1. Ốm nghén là gì?
Trong ba tháng đầu mang thai, 80% mẹ bầu có cảm giác nghén. Đây là triệu chứng bình thường của mẹ bầu, bởi vì sau khi thụ thai, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi, lượng Beta HCG tăng nhanh, kích thích các giác quan, khiến mẹ nhạy cảm và dễ mệt mỏi hơn.
✅✅✅✅✅Xem thêm: Hội chứng buồng trứng đa nang nguy hiểm không?
Quá trình nghén làm cho mẹ có những dấu hiệu rõ rệt như buồn nôn, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ. Biểu hiện nghén ở mỗi phụ nữ mang thai có thể khác nhau, thông thường được chia ra làm hai nhóm: Nhóm nghén thường và nhóm nghén nặng.
Với nhóm nghén thường, mẹ có thể chỉ dừng lại ở biểu hiện nôn nao, khó chịu nhẹ. Nhưng đối với nhóm nghén nặng, mẹ sẽ thấy cơ thể bị mất sức nhiều hơn. Bạn sẽ nôn nhiều lần hơn trong ngày, ăn uống kém và phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
2. Những dấu hiệu cảnh báo hết ốm nghén đột ngột ở mẹ bầu
Tình trạng hết nghén xảy ra khá nhanh. Tuy nhiên, tình trạng hết nghén đột ngột gây nguy hiểm cho mẹ và bé sẽ có một số biểu hiện nhất định sau:
- Dấu hiệu nghén thường ngày của mẹ bị giảm đột ngột hoặc không còn.
- Cơ thể mẹ trở về trạng thái bình thường, không còn cảm thấy khó chịu, thói quen ăn uống thay đổi.
- Mẹ bầu cảm thấy bụng nhẹ hơn, không nặng nề như trước.
- Xuất huyết âm đạo, mẹ có thể đau bụng lâm râm hoặc đau nhói từng cơn.
3. Đang mang thai đột ngột hết ốm nghén nguy hiểm như thế nào?
Nếu đột ngột hết nghén, không loại trừ khả năng thai nhi đã ngừng phát triển. Từ đó lượng beta hCG tự động suy giảm và làm mẹ hết nghén. Nguyên nhân có thể do vấn đề bệnh lý, tuổi của người mẹ hoặc những bất thường từ thai nhi.
Khi dấu hiệu nghén như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, buồn ngủ, giảm hay ngừng đột ngột, bà bầu cần đến bệnh viện khám để xác định nguyên nhân mất nghén và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ lẫn con. Một số thai phụ bị xuất huyết âm đạo kèm theo đau quặn vùng bụng dưới hoặc đau nhói từng cơn… là tình trạng nguy hiểm.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Trường hợp thai không còn phát triển nữa, bác sĩ cũng sẽ có tư vấn kịp thời để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho mẹ trong lần mang thai kế tiếp. Nếu thai vẫn phát triển, mẹ hết nghén thì là biểu hiện tốt, giảm mệt mỏi khi mang thai.
4. Để thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu nên làm gì?
Để có thai kỳ khỏe mạnh, nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất, tránh tình trạng mất nghén đột ngột, mẹ nên thực hiện theo một số hướng dẫn sau:
- Khám thai, theo dõi thai đều đặn theo chỉ định của bác sĩ sản khoa.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga bầu.
- Không mang vác nặng hoặc làm việc quá sức, gây sức ép đến thai nhi.
Ốm nghén khi mang thai tuy làm mẹ mệt mỏi nhưng cũng chính là tín hiệu báo cho mẹ biết thai nhi trong bụng đang phát triển hoàn toàn khỏe mạnh. Mẹ cần chú ý đến sức khỏe của mình thật nhiều để có một thai kỳ trọn vẹn nhé !
Bài viết liên quan
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9
Viện Mô phôi triển khai những gói xét nghiệm NIPT nào?
Cứ mỗi 13 phút thì có một trẻ di tật ra đời. 11% trong số ...
Th9