Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật phức tạp và gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị IVF. Đây là thời điểm phôi sẽ được chuyển trở lại buồng tử cung của người mẹ. Sau khoảng 12 ngày, bệnh nhân xét nghiệm beta hCG để xác định tình trạng mang thai. IVF cũng là kỹ thuật có tính bảo mật và chặt chẽ về thủ tục hành chính. Chuyển phôi là thời điểm cần có hai vợ chồng. Vậy trong trường hợp khi chuyển phôi người chồng vắng mặt sẽ cần làm gì?
Ngày 09/01/2023: Theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Ngày 23/06/2023: Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân áp dụng cho trường hợp nào?
Ngày 22/06/2023: Suy buồng trứng gây ảnh hưởng gì?
Ngày 06/06/2023: Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là gì?
Ngày 13/05/2023: Nhuộm tóc khi mang thai có an toàn không?
Ngày 12/05/2023: Hội chứng Kallmann là gì?
Sau chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi?
Chuyển phôi được xem là bước cuối cùng trong quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi nuôi cấy trong phòng Labo sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người mẹ. Bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh. Tại Viện Mô phôi hiện nay, bệnh nhân chủ yếu được chuyển phôi đông lạnh.
Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi bước vào điều trị IVF. Bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hặc đông lạnh. Và thời điểm chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh sẽ có sự khác biệt. Thời điểm chuyển phôi được quyết định dựa trên tình trạng phát triển của phôi và sự chuẩn bị của cơ thể người phụ nữ.
Đối với trường hợp chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi trong chu kỳ kích trứng mà không trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Có thể bệnh nhân sẽ được chuyển sau 3 – 5 hoặc 6 ngày sau chọc hút trứng.
Đối với trường hợp bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc. vào chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
Thường đối với phụ nữ sau chọc noãn, khoảng 7-10 ngày sẽ có kinh nguyệt trở lại. Bác sĩ tại Viện thường khuyên bệnh nhân nên bỏ qua chu kỳ này. Và bệnh nhân sẽ chuẩn bị nội mạc tử cung ở chu kỳ tiếp theo để ổn định sức khoẻ hơn. Như vậy, đối với chuyển phôi đông lạnh, sau chọc trứng, thời gian tối thiểu để chuyển phôi là 2 chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
Hướng dẫn bệnh nhân chuyển phôi
Quy trình của một ca chuyển phôi tại Viện diễn ra trong khoảng 5-10 phút. Bệnh nhân không cần gây mê và nằm trong tư thế phụ khoa.
Dưới đây là một số hướng dẫn:
- Hai vợ chồng có mặt tại viện trước 30 phút để làm thủ tục hành chính. Hai vợ chồng kiểm tra vân tay, đóng dấu xác nhận của Viện.
- Mang theo căn cước công dân đăng ký kết hôn bản gốc của hai vợ chồng (Nếu chồng vắng mặt phải có giấy ủy quyền của văn phòng công chứng)
- Viết đơn cam kết chuyển phôi và ký trước mặt nhân viên y tế.
- Uống nước, nhịn tiểu 2 giờ trước khi chuyển phôi.
- Nằm nghỉ tại giường trong 1 giờ đầu tiên sau khi chuyển phôi.
- Về nhà nghỉ ngơi, đi lại làm việc nhẹ nhàng, không làm việc nặng, không nằm bất động tại chỗ trên giường.
- Dùng thuốc theo đơn. Không dùng găng tay, bao cao su để đặt thuốc, chỉ vệ sinh bằng nước sạch, không dùng các dung dịch rửa vệ sinh.
- Sau khi chuyển phôi: ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón.
- Tái khám và xét nghiệm máu sau 12 ngày chuyển phôi.
Khi chuyển phôi người chồng vắng mặt sẽ cần làm gì?
Trong một số giai đoạn của Hỗ trợ sinh sản cần sự có mặt trực tiếp của hai vợ chồng. Tuy nhiên trong một số trường hợp bất khả kháng người chồng có thể không có mặt, khi đó giấy ủy quyền sẽ được sử dụng.
Trước khi bệnh nhân chuyển phôi luôn được các bác sĩ lưu ý là hai vợ chồng cần có mặt đúng giờ để làm thủ tục. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân không có mặt đủ cả hai vợ chồng, người chồng công tác xa nhà không thể có mặt.
Trong trường hợp này, bệnh nhân cần có giấy uỷ quyền chuyển phôi của văn phòng công chứng. Người chồng sẽ ủy quyền cho người vợ sử dụng số phôi để chuyển vào ngày đó.
Quy trình khi chuyển phôi vào buồng tử cung
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị qua cổ tử cung. Được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm.
- Các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Những biểu hiện thường gặp sau chuyển phôi
- Ra ít dịch hồng, nâu. Hệ quả của quá trình làm tổ của phôi, do niêm mạc bị “rạn, nứt”. Tóm lại, có thể hiểu đó là dịch sinh lý, là hiện tượng bình thường, các mẹ đừng lo lắng.
- Đau bụng: thường là đau lâm râm dưới rốn, đau lệch trái, lệch phải… thỉnh thoảng nhói cái! Đó có thể cũng là hệ quả của quá trình phôi làm tổ hoặc do thay đổi nội tiết sau chuyển phôi, các mẹ hãy bình tĩnh và uống thật nhiều nước ấm, ăn đồ nóng, nếu không đỡ thì dùng thêm giảm co (nospa). Nếu không đỡ nữa thì có thể phải đi khám để loại trừ vấn đề về tiêu hóa.
- Đi ngoài: đi ngoài phân lỏng, nhiều. Đó có thể là do bạn dùng thuốc đặt hậu môn, hãy chuyển sang đặt âm đạo và theo dõi thêm. Và hãy chắc chắn luôn ăn chín, uống sôi và không ăn linh tinh để loại trừ vấn đề tiêu hóa nhé
- Đầy bụng , chướng hơi, cồn cào vùng thượng vị: cũng là do thay đổi của cơ thể do dùng nội tiết và có thể do nồng độ beta hCG do màng đệm của thai tiết ra.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12