Sau chuyển phôi là khoảng thời gian có nhiều lo lắng của bệnh nhân khi điều trị hiếm muộn. Sau thời gian chuẩn bị niêm mạc tử cung, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi dưới hướng dẫn siêu âm. Kỹ thuật chuyển phôi tại Viện Mô phôi luôn được thực hiện bởi một e kip giàu kinh nghiệm. Kỹ thuật chuyển phôi diễn ra khá nhanh chóng và không cần gây mê. Vậy sau chuyển phôi mấy ngày nên thử thai?
💁♀️Ngày 06/07/2023: Tại sao cần nhịn tiểu khi chuyển phôi?
💁♀️Ngày 15/07/2023: Sau chuyển phôi nên ăn gì?
💁♀️Ngày 02/06/2023: Niêm mạc tử cung mỏng chuyển phôi thất bại phải làm gì?
💁♀️Ngày 26/05/2023: Mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì?
💁♀️Ngày 21/04/2023: Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi
1. Khi nào bệnh nhân được thực hiện chuyển phôi?
Tại Viện Mô phôi, hiện nay đa số bệnh nhân được chỉ định chuyển phôi trữ để tăng tỷ lệ thành công. Điều này xuất phát từ nhiều lý do. Quan trọng nhất vẫn là để bệnh nhân có thời gian hồi phục sức khoẻ tốt nhất sau chọc hút noãn.
Phôi đông lạnh là khái niệm để nói về những phôi được trữ lạnh sau quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thay vì được đưa vào cơ thể người mẹ.
Việc chuyển phôi trữ lạnh không phải sẽ chuyển vào bất cứ thời điểm nào. Mà sẽ phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị niêm mạc tử cung dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị. Mục đích của việc chuẩn bị niêm mạc tử cung này là theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở” và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống”.
Quy trình canh niêm mạc chuyển phôi trữ
Giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung (NMTC) gồm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu tiên là dùng Estrogen để kích thích cho nội mạc tử cung dày lên. Điều này giúp tăng sinh các mạch máu tạo dinh dưỡng để phôi làm tổ và phát triển
- Giai đoạn 2: bổ sung Progesterone để NMTC chuyển sang giai đoạn chế tiết và hình thành.
Có nhiều cách để bổ sung Estrogen. Các cách thường dùng là bổ sung estrogen ngoại sinh từ bên ngoài vào cơ thể. Cách này thông qua steroid dạng viên uống hoặc thuốc bôi. Hay đơn thuần là theo dõi chu kỳ nang trứng tự nhiên, tiêm thuốc kích thích nhẹ buồng trứng để cơ thể tự tổng hợp Estrogen nội sinh giúp NMTC dày lên.
Sau khi NMTC đủ thời gian tiếp xúc với estrogen và đạt độ dày ưng ý, bác sĩ sẽ cho các chị dùng thuốc bổ sung progesterone. Progesterone hỗ trợ hoàng thể giúp mở cửa sổ làm tổ để NMTC có thể đón nhận phôi đưa vào.
Khi nào bệnh nhân được thực hiện chuyển phôi?
Khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên, phôi sẽ được rã đông.
- Đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm. Siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên siêu âm.
- Các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
2. Những lưu ý khi chuyển phôi trữ lạnh
Đầu tiên, bạn sẽ cần siêu âm để quan sát tử cung, phần phụ dễ dàng hơn nên có thể cần uống khoảng 300 – 500ml nước. Việc nhịn tiểu sẽ giúp việc quan sát trên siêu âm rõ ràng hơn. Sau chuyển phôi các chị có thể đi tiểu bình thường mà không lo phôi “trôi” ra ngoài.
Quá trình chuyển phôi không quá kéo dài khoảng 5-7 phút. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại Viện vài giờ để phôi ổn định trong tử cung. Sau đó có thể đi lại nhẹ nhàng, đi vệ sinh để cảm thấy thoải mái nhất và ra về.
Lưu ý nên di chuyển bằng ô tô hoặc taxi, tránh đường quá xóc hoặc vận động mạnh, lúc này phôi đang dịch chuyển trong tử cung để tìm chỗ bám tốt nhất. Đi bộ nhẹ nhàng cũng hỗ trợ quá trình phôi bám tốt hơn, nên không cần thiết mẹ phải nằm yên một chỗ hay di chuyển bằng xe đẩy.
3. Sau chuyển phôi mấy ngày nên thử thai?
Đối với chuyển phôi ngày 3, bệnh nhân nên thử thai sau 14 ngày chuyển phôi. Đối với chuyển phôi ngày 5, ngày 6, bệnh nhân nên thử thai sau 12-14 ngày chuyển phôi.
Có nhiều bệnh nhân thực hiện thử thai bằng que thử thai tại nhà. Nhưng việc thử thai bằng que có thể không chính xác. Chất lượng que thử thai không được kiểm soát chặt chẽ nên có thể dẫn đến việc gây ra dương tính giả hoặc âm tính giả kết quả. Vì vậy, xét nghiệm máu là phương pháp chính xác nhất để xác định xem có thai hay không. Việc xác định hormone beta hCG ở các thời điểm khác nhau cũng có ý nghĩa trong việc theo dõi sự phát triển của thai. Và chúng ta cũng không nên làm xét nghiệm máu quá sớm, cứ đợi đến ngày 12 đi thử máu sẽ có kết quả chính xác nhất.
Như vậy sau chuyển phôi mấy ngày nên thử thai. Câu trả ời là tối thiểu 12 ngày. Với những trường hợp áp dụng hỗ trợ sinh sản như làm thụ tinh ống nghiệm thì bệnh nhân cần phải có một lượng beta hCG lớn mới có thể mang thai. Do vậy khi thử que ở những ngày sớm, kết quả trên que thử có thể sẽ không chính xác.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9