Những năm qua, Viện Mô phôi luôn là địa chỉ tin cậy trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Với kinh nghiệm hơn 23 năm điều trị nhiều ca khó, Viện là nơi được nhiều gia đình gửi gắm. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng tỷ lệ thành công là các kỹ thuật hiện đại. Hiện nay, Viện đã và đang triển khai nhiều dịch vụ để cải thiện khả năng làm tổ của phôi. Một trong số đó chính là kỹ thuật AH trong hỗ trợ sinh sản tại Viện Mô phôi. Vậy đó là kỹ thuật như thế nào?
Ngày 25/04/2024: Lệch bội nhiễm sắc thể gây ra điều gì?
Ngày 24/04/2024: Tại sao có các dấu hiệu mang thai nhưng chuyển phôi thất bại?
Ngày 24/04/2024: Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh gây ra nguy cơ gì?
Ngày 23/04/2024: Vô sinh hiếm muộn vì xuất tinh không có tinh trùng
Ngày 25/04/2024: Chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi trữ trong bao lâu?
Ngày 23/04/2024: Loạn sản sụn xương nguy hiểm như thế nào?
Kỹ thuật AH trong hỗ trợ sinh sản tại Viện Mô phôi là kỹ thuật gì?
Kỹ thuật AH trong hỗ trợ sinh sản hay còn gọi là (Assisted hatching – AH). Đây còn gọi là kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng.
Thông thường 1 phôi sẽ có cấu tạo cơ bản gồm:
- Một lớp màng trong suốt bọc bên ngoài (zona pellucida)
- Bên trong là các tế bào sẽ phát triển thành phôi, thai sau này, chúng được gọi là các phôi bào.
Theo quá trình phát triển tự nhiên, đến ngày thứ 5 -6, số lượng các tế bào phôi trở nên hiều hơn, khoang phôi nang cũng lớn dần lên. Khi đó, màng Zona trở nên mỏng lại và sẽ dần rách ra để phôi chui ra ngoài và sẵn sàng làm tổ.
Tuy nhiên vì 1 lý do nào đó, màng Zona không thể rách ra được, phôi sẽ không thoát ra ngoài được thì sự làm tổ sẽ không sảy ra, kết cục là không có thai sau chuyển phôi. Vì thế phôi cần phải hỗ trợ phôi thoát màng bằng các kỹ thuật đặc biệt.
Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng là gì?
Trong thụ tinh trong ống nghiệm có thể do tác động của điều kiện nuôi cấy, tuổi của bệnh nhân, quá trình đông rã phôi… làm màng bao của phôi dày và cứng, phôi khó thoát màng hơn. Kết quả là phôi nang bị xẹp xuống và thoái hóa, quá trình thụ tinh ống nghiệm cũng vì thế mà thất bại. Điều này khiến cho tỷ lệ làm tổ của phôi bị giảm.
Hỗ trợ phôi thoát màng là một kỹ thuật vi thao tác giúp phôi thoát khỏi màng bao. Kỹ thuật này được thực hiện trước khi phôi được chuyển vào buồng tử cung. Giúp phôi có thể dễ dàng thoát khỏi màng, bám vào nội mạc tử cung (làm tổ) và phát triển thành thai.
Những trường hợp nào cần hỗ trợ phôi thoát màng?
- Bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần.
- Bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh.
- Bệnh nhân lớn tuổi, ít phôi, chất lượng kém.
- Bệnh nhân có phôi có màng ZP bất thường, dày, không đều.
Hiện nay các cơ sở y tế không chỉ thực hiện hỗ trợ phôi nở đối với những trường hợp phôi trữ đông mà phôi tươi cũng có thể thực hiện kỹ thuật này để tăng tỷ lệ đậu thai.
Viện Mô phôi hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp nào?
Các kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng hiện nay
Hiện nay, có 3 phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản như:
- Phương pháp cơ học. Với 1 mảnh cắt nhỏ trên màng Zona nên còn được gọi là phương pháp cắt màng Zona.
- Phương pháp hóa học. Các chuyên viên phôi học sẽ sử dụng acid Tyrode làm cho màng Zona mỏng dẫn và rách ra.
- Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser, sử dụng các tia laser đục đúng vị trí muốn làm thủng trên màng zona. Và do đó ít ảnh hưởng đến phôi bào bên trong.
Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng được thực hiện như thế nào?
Trước đây một kỹ thuật được thực hiện phổ biến để hỗ trợ phôi thoát màng đó là làm thủng màng zona bằng dung dịch acid Tyrod. Dù kỹ thuật này đã được báo cáo là có hiệu quả to lớn đối với tỷ lệ thai, nhưng nó có nhiều điều không thuận tiện, bao gồm nguy cơ tổn thương tế bào bên dưới màng zona, thoát màng sớm, và đòi hỏi thời gian thực hiện nghiêm ngặt và tay nghề của người thực hiện.
Hiện nay, tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, chúng tôi thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng bằng phương pháp laser.
Hệ thống laser được sử dụng tại Viện có khả năng di chuyển tự động theo một đường định sẵn. Đường này dạng cung tròn hoặc đường thẳng giúp cho thao tác làm mỏng hoặc đục lỗ trên màng trong suốt đợn giản. Và phương pháp này ít tác động đến phôi bào tại vị trí thực hiện thao tác.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?
Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát ...
Th12