Chất lượng tinh trùng là một trong những yếu tố quyết định thụ thai thành công hay không. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng chất lượng tinh trùng suy giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Trong đó, có không ít trường hợp được chẩn đoán vô tinh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cản trở quá trình làm cha sinh học ở nam giới. Vô sinh hiếm muộn vì xuất tinh không có tinh trùng được chia làm hai nhóm. Dưới đây là một số thông tin về vô tinh ở nam giới.
❌Ngày 23/04/2024: Loạn sản sụn xương nguy hiểm như thế nào?
❌Ngày 22/04/2024: Chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi trữ trong bao lâu?
❌Ngày 19/04/2024: Hai bố mẹ mang gen bệnh sinh con khoẻ mạnh.
❌Ngày 17/04/2024: Những khó khăn có thể gặp phải khi nuôi phôi dài ngày là gì?
❌Ngày 19/04/2024: Bơm IUI có cần giấy đăng ký kết hôn không?
❌Ngày 17/04/2024: Tại sao bệnh nhân cần nhịn ăn 6-8 giờ trước khi chọc trứng?
Nguyên nhân nào dẫn đến không có tinh trùng trong tinh dịch?
Không có tinh trùng trong tinh dịch hay còn gọi là vô tinh. Vô tinh (Azoospermia) là thuật ngữ y tế dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần.
Vô tinh được chia làm 2 loại: vô tinh do tắc và vô tinh không do tắc.
Vô tinh không do tắc là gì?
Vô tinh không do tắc là tình trạng quá trình sinh tinh gặp tổn thương hoặc đình trệ. Bệnh nhân bị tình trạng này thường do bất thường di truyền, suy sinh dục…
Nguyên nhân gây vô tinh không do tắc là gì?
- Các vấn đề liên quan đến vùng dưới đồi – tuyến yên. Khi bệnh lý xảy ra ở vùng này, có thể gây ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nó có thể làm suy giảm sự phát triển và chức năng của tinh hoàn. Từ đó giảm sản xuất tinh trùng.
- Một số bệnh di truyền, bao gồm các hội chứng bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (như Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan,…) hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể (như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động,…) cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng không có tinh trùng.
- Vô tinh do nguyên nhân bắt nguồn từ tinh hoàn: không có tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành hoàn toàn, teo tinh hoàn sau khi bị quai bị,…
Vô tinh do tắc là gì?
Vô tinh do tắc là quá sinh tinh bình thường, thể tích tinh hoàn và FSH thường nằm trong giới hạn bình thường.
Nguyên nhân đối với vô tinh do tắc
- Vô tinh do tắc có thể do bẩm sinh (không có ống dẫn tinh…)
- Hay do mắc phải (do viêm nhiễm hay chấn thương gây ra) khiến bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh
- Cũng như trường hợp thắt ống dẫn tinh để triệt sản, muốn có con trở lại.
Vô sinh hiếm muộn vì xuất tinh không có tinh trùng
Để có thể mang thai, ngoài yếu tố sức khoẻ của người vợ, nam giới phải có khả năng tạo ra tinh trùng khỏe mạnh để có thể thụ tinh với noãn. .
Vô tinh là một trong những vấn đề hàng đầu gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới. Nếu không có sự cân thiệp của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, nam giới không thể có con. Phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc vào từng nhóm nguyên nhân gây bệnh.
Xuất phát từ nguyên nhân, phương pháp điều trị cho mỗi nhóm vô tinh sẽ khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cụ thể trên từng tình trạng của bệnh nhân.
Điều trị nội khoa
Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrozole và letrozole.
Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định
Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
- Vô tinh do bế tắc trong mào tinh
- Ống dẫn tinh bị tắc
- Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:
- Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA)
- Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE)
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9