Sinh con khoẻ mạnh là mong muốn chính đáng của những bậc làm cha mẹ. Thế nhưng không phải ai cũng có được điều tưởng chừng như đơn giản đó. Thực tế là có nhiều cặp vợ chồng cần hỗ trợ sinh sản mới có thể có con. Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng cần phải làm thụ tinh trong ống nghiệm mà không có sự lựa chọn nào khác. Hai tuần sau chuyển phôi là khoảng thời gian nhiều lo lắng, áp lực đối với bệnh nhân. Dưới đây là những dấu hiệu có thể có khi phôi làm tổ cần chú ý.
🔷Ngày 17/04/2023: Phôi nang là gì?
🔷Ngày 19/04/2023: Nên chuyển một phôi hay nhiều phôi?
🔷Ngày 19/04/2023: Polyp buồng tử cung có thể tự khỏi không?
🔷Ngày 21/04/2023: PGT-M là gì?
🔷Ngày 25/04/2023: Beta hCG thấp nên làm gì?
1. Ra dịch nâu hoặc hồng nhạt
Máu báo thai là một trong những biểu hiện khá thường thấy khi phôi làm tổ. Sau khi được chuyển vào buồng tử cung, phôi thai sẽ “đào xới” và vùi mình vào lớp niêm mạc tử cung để bắt đầu quá trình làm tổ của mình.
Khi phôi thai được cấy xuống lớp nội mạc tử cung có thể gây nên hiện tượng xuất huyết nhẹ. Điều này do một số mao mạch nhỏ bị vỡ trong quá trình cấy ghép. Lượng huyết âm đạo thường ít, ra nhỏ giọt, có màu nâu đen hoặc hồng nhạt và chỉ kéo dài 1-2 ngày. Bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện để báo bác sĩ điều trị kịp thời.
2. Cảm giác nặng và căng tức vùng bụng
Sau khi được đưa vào cơ thể, phôi thai sẽ tìm chỗ lưu trú. Trong giai đoạn này phôi thai vẫn tiếp tục quá trình phân chia tế bào. Ở một số trường hợp, nếu phôi thai đã làm tổ trong tử cung, cơ thể sẽ cảm giác được sự căng tức, nặng ở phần bụng dưới. Trong khoảng thời gian này, người mẹ nên cẩn thận trong quá trình di chuyển, vận động nhẹ nhàng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
3. Thân nhiệt tăng lên
Sau khi phôi làm tổ thành công thì thân nhiệt của mẹ sẽ tăng lên gây nóng trong người. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do quá trình trao đổi chất tăng lên để phục vụ cho việc nuôi dưỡng thai nhi, hơn nữa sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai cũng làm cho mẹ có cảm giác nóng, tăng thân nhiệt như thế này.
4. Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ
Một dấu hiệu cho biết thai đã thụ tinh thành công chính là cảm giác mệt mỏi hơn bình thường. Bởi vì lúc này cơ thể của người mẹ cần phải hoạt động mạnh mẽ, tăng tốc nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thai nhi phát triển trong bụng. Những cơn buồn ngủ ập đến nhiều hơn vào buổi trưa và tối, vì lẽ đó bạn đừng quá lo lắng mà cần phải nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
5. Chán ăn hoặc thèm ăn
Thèm ăn là dấu hiệu thai vào tử cung nổi bật. Khi mang thai các hormone được tạo ra trong giai đoạn này có xu hướng làm thay đổi một số sở thích ăn uống hoặc khẩu vị của người phụ nữ. Chị em có thể thèm ăn một số loại thực phẩm mà trước giờ chưa từng nếm thử, thậm chí không thích ăn những món trước đây từng nằm trong danh sách đồ ăn yêu thích. Tuy nhiên có một số chị em cũng có dấu hiệu chán ăn. Đây cũng là biểu hiện bình thường.
6. Làm gì nếu không thấy xuất hiện các dấu hiệu trên?
Trên thực tế kể cả khi mang thai tự nhiên hay cần hỗ trợ, thậm chí trên cùng một người thì biểu hiện mang thai ở những lần khác nhau không giống nhau. Có nghĩa rằng, tham khảo để bệnh nhân cảm thấy yên tâm hơn khi xuất hiện các dấu hiệu. Quan trọng nhất vẫn là xét nghiệm beta hCG sau chuyển phôi 12-14 ngày. Khi đó kết quả mang thai là chính xác nhất. Sau chuyển phôi, người mẹ cần lưu ý:
- Duy trì sức khỏe tốt bằng thói quen tập luyện thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng;
- Tăng cường sức đề kháng giúp phòng bệnh cảm cúm, ho, sốt…;
- Hạn chế ăn những thực phẩm gây khó tiêu, tăng nguy cơ táo bón sẽ gây nguy cơ xấu đến khả năng phôi thai bám vào thành tử cung;
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết;
- Không ăn thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá …;
Trên đây là những dấu hiệu có thể có khi phôi làm tổ cần chú ý. Sau chuyển phôi, bệnh nhân không nên quá lo lắng, hãy tạo tâm lý thoải mái và sử dụng thuốc theo dúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9