Làm mẹ là hành trình hạnh phúc nhất của người phụ nữ nhưng cũng có nhiều nỗi lo. Vì không phải người phụ nữ nào cũng may mắn có hành trình thai kỳ suôn sẻ. Chính vì vậy, việc nắm được những kiến thức quan trọng sẽ giúp cho mẹ bầu đối diện với những khó khăn dễ dàng hơn. Vậy những điều cần kiêng kị cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh là gì? Vì sao cần phải làm thế? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Ăn uống thiếu khoa học và quá dư thừa
Theo tâm lý, khi mang bầu, nghĩa là ngoài người mẹ, còn phải ăn cho cả thai nhi trong bụng. Chính vì vậy, có nhiều chị em đã cố gắng ăn uống rất nhiều, thậm chí ăn gấp đôi gấp 3 so với bình thường. Đây là điều hoàn toàn không nên.
Sự thật là: năng lượng tính trên Kcal của bà bầu so với người bình thường cùng độ tuổi và cùng công việc chỉ cần tăng 300Kcal, tương đương 1 bát cơm nhỏ hoặc 2 quả chuối.. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Hãy chọn lựa các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Và đặc biệt bổ sung các vi chất cần thiết như:
- Acid folic, vitamin D,
- Canci, DHA, khoáng chất… để cung cấp cho sự hình thành các cấu trúc của thai nhi.
Thêm nữa việc “ép buộc” ăn uống có thể gây áp lực, stress cho mẹ bầu vô tình khiến sản sinh các nội tiết bất lợi cho thai nhi. Hơn nữa việc tăng cân không kiểm soát vừa hại em bé mà sau sinh cũng rất khó lấy lại vóc dáng. Hãy ăn đủ và ăn thật ngon miệng nhé!
2. Sinh hoạt thiếu khoa học
Trừ một số trường hợp được bác sĩ khuyến cáo là cần nằm nhiều, thì đa số, các mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, bình thường theo tam ca nguyệt. Một số mẹ bầu nằm nhiều quá mặc dù không có khuyến cáo dẫn đến tình trạng cơ thể dễ mệt mỏi và dẫn đến stress trong thai kỳ. Điều này là hoàn toàn không nên. Bạn có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… Điều này rất tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Thức khuya ngủ muộn cũng là điều không nên. Mẹ bầu thường xuyên thức khuya có thể khiến bé có xu hướng ngủ đêm ít hơn và khó tính hơn vì đồng hồ sinh học của bé đã được thiết lập từ khi còn là bào thai. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi đủ giấc và đúng giờ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và có thêm 1 tiếng nghỉ trưa.. Và không nên sử dụng thiết bị điện tử trong nhiều giờ và trước khi đi ngủ.
3. Chăm sóc sắc đẹp không phù hợp
Phụ nữ có thể làm đẹp, ngay cả khi đang trong thai kỳ. Điều này hoàn toàn được. Tuy nhiên bạn cần tránh sử dụng những sản phẩm làm đẹp chứa chất có hại cho bạn và thai nhi trong bụng.
Các mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với hóa chất và mỹ phẩm chẳng hạn như:
- Thuốc nhuộm tóc hay các loại thuốc làm tóc khác có thể chứa một số chất hóa học rất gây hư thai.
- Hạn chế sử dụng sơn móng tay vì dibutyl phthalate chứa trong sơn móng tay sẽ gây tổn thương cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh, đặc biệt là bé trai.
- Son môi chứa chì gây độc hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi…
4. Căng thẳng, cáu gắt trong thời gian dài
Điều này là hết sức nguy hiểm cho thai kỳ của bạn. Các nghiên cứu cho thấy tâm trạng của phụ nữ mang thai thường xuyên căng thẳng và cáu gắt có thể ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tâm trạng của thai nhi.
✅✅✅✅Tham Khảo: Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Gì Khi Mang Thai Mùa Đông?
Để cải thiện tâm trạng, mẹ bầu nên dành thời gian đi bộ hay tập yoga theo đúng hướng dẫn. Điều này rất có lợi cho thai kỳ của bạn. Bên cạnh đó thì các cách massage giúp cho bà bầu giảm căng thẳng mệt mỏi cũng có tác động tốt đến tâm trạng.
5. Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Hóa chất bao gồm: các loại nước tẩy rửa mạnh, thuốc nhuộm tóc, dầu gội, xà phòng, sơn móng tay…Trong thuốc nhuộm tóc và các loại sơn móng tay có chứa chất hóa học có thể làm mẩn da. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng hệ hô hấp, không tốt cho mẹ và em bé.
Nếu khi tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh nhiều lần sẽ ngấm vào da. Điều này có thể làm sảy thai, thai chết lưu, thậm chí dị tật thai nhi… Đây là điều cấm kị cho mẹ bầu mẹ cần lưu ý.
Trên đây là thông tin về những điều cần kiêng kị cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh. Việc nắm bắt được những thông tin cần thiết sẽ giúp mẹ bầu vượt qua thai kỳ khỏe mạnh và bình an. Khi có bất kỳ bất thường nào trong thai kỳ, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và thăm khám để có chỉ định cụ thể, kịp thời.
Bài viết liên quan
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9
Viện Mô phôi triển khai những gói xét nghiệm NIPT nào?
Cứ mỗi 13 phút thì có một trẻ di tật ra đời. 11% trong số ...
Th9