Trước đây, khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển nên chủ yếu bệnh nhân được chuyển phôi tươi. Ngày nay, việc chuyển phôi trữ đông ngày càng phổ biến. Kỹ thuật đông phôi ngày càng phát triển, tăng cơ hội có thai cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân chuyển phôi và còn số phôi dư, những phôi đó sẽ được trữ đông cho lần mang thai tới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nghi ngại về việc trữ phôi lâu có ảnh hưởng chất lượng phôi không. Vậy phôi trữ đông được trong thời gian bao lâu?
🔷Ngày 15/07/2023: Sau chuyển phôi nên ăn gì?
🔷Ngày 14/07/2023: Thụ tinh trong ống nghiệm gồm những chi phí nào?
🔷Ngày 13/07/2023: Thai IVF có nên mổ không?
🔷Ngày 13/07/2023: 7 cách giúp tăng số lượng tinh trùng
🔷Ngày 12/07/2023: Phụ nữ mãn kinh có thể mang thai được không?
1. Phôi trữ đông có tốt không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi điều trị hiếm muộn. Đa số hiện nay các bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm được chuyển phôi trữ.
Phôi người là sự kết hợp giữa giao tử của bố (tinh trùng) và giao tử của mẹ (noãn) tạo thành, hay còn gọi là hợp tử. Trong thụ tinh ống nghiệm, phôi được nuôi trong môi trường nuôi cấy 3 ngày sau chọc noãn gọi là phôi ngày 3 (phôi phân chia). Phôi được nuôi cấy 5 ngày sau chọc hút noãn gọi là phôi ngày 5 (phôi nang).
Phôi trữ đông là gì?
Phôi trữ đông là khái niệm để nói về những phôi được trữ lạnh sau quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thay vì được đưa vào cơ thể người mẹ.
Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm, các phôi đã được trữ đông trước đó có thể được rã đông. Sau đó được chuyển vào tử cung ở những bệnh nhân mong muốn tiếp mục mang thai. Vào ngày chuyển phôi, chuyên viên phôi học sẽ rã đông các phôi được bác sĩ chỉ định. Sau đó, phôi sẽ được kiểm tra và đánh giá khả năng sống; trung bình trên 98% các phôi sẽ sống sau quá trình rã đông.
Phôi trữ đông có tốt không?
Có nhiều lý do dẫn đến việc hoãn chuyển phôi tươi, trữ lạnh phôi toàn bộ. Sau đó bệnh nhân được chuyển phôi trữ lạnh. Các lý do thường gặp như: nguy cơ quá kích buồng trứng, nội mạc tử cung mỏng, tử cung nhiều nhân xơ có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi (phôi không thể bám dính vào buồng tử cung)…
Bước quan trọng nhất trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh là chuẩn bị nội mạc tử cung. Điều này giúp đảm bảo nội mạc tử cung đủ độ dày cần thiết và chất lượng tốt, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung.
Đông lạnh phôi tương đối an toàn và mang lại tỷ lệ mang thai, sinh con thành công. Phương pháp đông lạnh phôi trong điều trị trong IVF có thể tốn kém chi phí hơn nhưng mang lại nhiều lựa chọn hơn cho những cặp vợ chồng cần trì hoãn việc mang thai hoặc không thể thụ thai cách tự nhiên.
2. Quy trình trữ đông phôi
Phôi sau khi nuôi cấy sẽ được tiến hành trữ đông. Thách thức lớn nhất của việc trữ đông phôi là hiện tượng nước trong tế bào bị đóng băng. Từ đó dẫn đến hình thành những tinh thể gây vỡ tế bào. Để ngăn những điều này xảy ra, các bác sĩ đã thay thế nước trong tế bào bằng một chất được gọi là chất bảo vệ. Hiện nay có hai phương pháp để trữ đông phôi bao gồm:
- Đông lạnh chậm. Phôi được tiếp xúc với môi trường bảo vệ với nồng độ tăng dần. Sau đó phôi sẽ được hạ nhiệt độ chậm dần theo chu trình hạ nhiệt được cài sẵn. Quá trình này diễn ra trong khoảng 2 giờ trước khi bảo quản ở nitơ lỏng. Cách này giúp ngăn chặn các tế bào của phôi khỏi quá trình lão hóa và giảm nguy cơ phôi bị hư hỏng.
- Thủy tinh hóa. Phôi trữ đông bằng phương pháp thủy tinh hóa, các phôi sẽ được đóng băng nhanh đến mức các phân tử nước không có thời gian để hình thành tinh thể băng và cho thẳng vào bình nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C và đóng băng thành một chất như thủy tinh. Phương pháp này được đánh giá ưu việt hơn so với phương pháp đông lạnh chậm khi tỷ lệ phôi sống sau rã cao hơn hẳn.
3. Phôi trữ đông được trong thời gian bao lâu?
Trữ phôi giúp người phụ nữ có thể chuyển phôi nhiều lần với các phôi còn dư. Từ đó, tăng tỷ lệ có thai tích lũy sau các lần chuyển phôi. Phôi đông lạnh có thể tồn tại trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Với điều kiện nếu được giữ trong hộp kín ở nhiệt độ tương đương -196 độ C. Ở nhiệt độ này, hầu như không có quá trình sinh học nào như quá trình lão hóa có thể xảy ra.
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cho thấy thời gian trữ phôi bao lâu thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phôi. Tuy nhiên, một cặp vợ chồng nên có kế hoạch sinh con khi sức khỏe người vợ còn tốt. Ở phụ nữ 40 tuổi trở lên, nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ tăng lên.
Như vậy qua bài viết này bạn đọc sẽ biết phôi trữ đông được trong thời gian bao lâu. Điều quan trọng nhất vẫn là sức khoẻ của người mẹ khi tiếp nhận phôi. Để quá trình làm tổ và phát triển của phôi thai thuận lợi, người mẹ nên lên kế hoạch mang thai càng sớm càng tốt.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10