Sau chuyển phôi có nên đi làm luôn không?

z5086649030379 5b5e28cd88537a741807621c42b4d1f8

Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay trong Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên đây cũng là một kỹ thuật rất phức tạp, chi phí cao và có nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều tạo ra những lo lắng nhất định cho bệnh nhân khi bước vào hành trình này. Chuyển phôi là bước cuối cùng của thụ tinh trong ống nghiệm. Sau 12 ngày chuyển phôi, bệnh nhân sẽ biết mình có thai hay không. Vậy sau chuyển phôi có nên đi làm luôn không là thắc mắc của nhiều chị em.

🔥Ngày 19/01/2024: Phôi đông lạnh có tiến hành sinh thiết được không?

🔥Ngày 18/01/2024: Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến chất lượng tinh trùng.

🔥Ngày 17/01/2024: Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi chuyển phôi tại Viện Mô phôi.

🔥Ngày 16/01/2024: Tại sao viêm tiểu khung có thể gây hiếm muộn ở phụ nữ? 

🔥Ngày 16/01/2024: Chất lượng và số lượng trứng cái nào quan trọng hơn

🔥Ngày 17/01/2024: Bệnh nhân AMH 0.3 sinh con khoẻ mạnh

🔥Ngày 19/01/2024: Ai nên chụp tử cung vòi trứng?

Thời điểm nào bệnh nhân được chuyển phôi?

Trong thụ tinh ống nghiệm, bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hặc phôi đông lạnh. Chuyển phôi tươi sẽ được tiến hành trong chu kỳ kích trứng. Khi phôi được nuôi lên ngày 3 (gọi là phôi ngày 3) hoặc khi phôi được nuôi lên ngày 5 (gọi là phôi ngày 5), sẽ tuỳ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định. Chuyển phôi tươi không cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung nên thời gian sẽ ngắn hơn, thường khoảng 5 tuần.

Đối với chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân sẽ cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Quá trình này thường bắt đầu vào ngày 2 chu kỳ kinh nguyệt và thường không kéo dài quá 18 ngày. Có 3 phác đồ chuẩn bị niêm mạc tử cung hiện nay:

  • Theo dõi chu kỳ tự nhiên
  • Sử dụng thuốc nội tiết ngoại sinh
  • Kích thích buồng trứng nhẹ.

Sau khi niêm mạc đạt đủ độ dày và hình thái thích hợp, bệnh nhân sẽ được chuyển phôi.

Quy trình chuyển phôi

Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.

Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:

  • Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung. Được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm.
  • Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
  • Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
  • Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.

399645338 875206750936850 3537833316534064655 n

Sau chuyển phôi bao lâu nên thử thai?

Bệnh nhân nên xét nghiệm beta hCG sau 12 ngày chuyển phôi. Bác sĩ không khuyến khích thử thai bằng que thử thai vì có thể có kết quả dương tính/âm tính giả.

Sau chuyển phôi có nên đi làm luôn không?

Đây là thắc mắc của hầu hết bệnh nhân khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm tại Viện. Nhiều chị lo ngại rằng, việc đi lại sẽ có thể là nguy cơ khiến “phôi trôi ra ngoài” (??) như những lời truyền miệng. 

Câu trả lời đúng đắn và khoa học nhất là sau chuyển phôi, các chị em có thể vận động “bình thường” trong tầm sức cho phép của mình.
“Bình thường” ở đây nghĩa là: hoạt động như mọi ngày, vừa sức, không gây mệt. Ví dụ: mỗi ngày bạn làm việc văn phòng thì sau chuyển phôi bạn vẫn cứ đi làm như vậy. Nếu mỗi ngày bạn làm nội trợ, công việc nấu ăn không khiến bạn mệt , vậy thì hãy tiếp tục. Đừng vì chuyển phôi rồi chỉ ngồi một chỗ không dám làm việc gì. Nhưng nếu hàng ngày bạn phải khiêng vác nặng, phải dùng sức nhiều, thì sau chuyển phôi nên giảm tải công việc lại.
 
Sau chuyển phôi tại Viện, bệnh nhân sẽ được theo dõi khoảng 2-3 giờ. Sau đó bệnh nhân về nhà sinh hoạt bình thường, sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân nên tránh ăn thức ăn lạ để tránh gây đau bụng. Ăn nhiều trái cây, rau xanh để tránh táo bón. Bênh cạnh đó, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, không quá ưu tiên một nhóm chất nào. Uống đủ nước mỗi ngày!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status