Viêm tiểu khung là bệnh lý viêm nhiễm ở phụ nữ và có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Viêm tiểu khung thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Hầu hết các trường hợp viêm tiểu khung do các vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vậy tiểu khung ở phụ nữ là vùng nào? Tại sao viêm tiểu khung có thể gây hiếm muộn ở phụ nữ? Viện Mô phôi xin chia sẻ một số thông tin về vấn đề này.
🛑Ngày 06/07/2023: Tại sao chuyển phôi cần nhịn tiểu?
🛑Ngày 07/07/2023: Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?
🛑Ngày 06/07/2023: Quy trình khám hiếm muộn tại Viện Mô phôi
🛑Ngày 05/07/2023: Ăn gì để trứng (noãn) khoẻ mạnh?
🛑Ngày 04/07/2023: Trisomy 13 là gì?
🛑Ngày 01/11/2023: Xét nghiệm NIPT chi phí bao nhiêu?
Viêm tiểu khung là gì?
Vùng tiểu khung của phụ nữ chính là khu vực thuộc cơ quan sinh sản trên, bao gồm tử cung, 2 buồng trứng và 2 vòi trứng. Khi bị viêm tiểu khung, khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Viêm tiểu khung là viêm phần trên của đường sinh sản gồm các cấu trúc nằm trong tiểu khung như tử cung, 2 buồng trứng, 2 vòi trứng. Viêm vòi trứng là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh.
Biểu hiện của viêm tiểu khung là đau ở vùng bụng dưới và vùng tiểu khung – rối loạn kinh nguyệt – đau khi quan hệ tình dục – đái buốt – đau vùng thắt lưng – dịch xuất tiết ở âm đạo nhiều và có mùi hôi (khí hư) – sốt, mỏi mệt, tiêu chảy, nôn và có các dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân khác.
Nguyên nhân gây ra viêm tiểu khung?
Những trường hợp nào có thể mắc nguy cơ cao viêm tiểu khung?
- Những phụ nữ trẻ, chưa sinh đẻ nhưng đã có hoạt động tình dục với nhiều người
- Thói quen thụt rửa âm đạo thường xuyên
- Nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới hoặc bạn tình nam không sử dụng bao cao su
- Thói quen hút thuốc lá…
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân dẫn đến viêm tiểu khung chủ yếu là do hậu quả lâu dài từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục. bao gồm lậu cầu khuẩn, chlamydia, mycoplasma, tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.
- Vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập cơ thể phụ nữ sau các thao tác phụ khoa. Như đặt dụng cụ vào tử cung, sau khi sinh đẻ, bị sảy thai, nạo phá thai và làm sinh thiết nội mạc tử cung.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng phổ biến ở bệnh nhân bị viêm tiểu khung là đau bụng dưới, rét run và sốt, rối loạn kinh nguyệt, ra khí hư mủ ở cổ tử cung, đau căng cổ tử cung và phần phụ. Tuy nhiên, những triệu chứng thực tế trên phụ nữ mắc bệnh thường khá mờ nhạt hoặc rất nhẹ, không nhận ra được bệnh, khiến cho việc chẩn đoán viêm tiểu khung trở nên phức tạp.
Nếu bệnh nhân có đau bụng dưới, khám thấy có nhạy cảm ở phần phụ hoặc tử cung khi di động thì sẽ được cân nhắc là bị viêm tiểu khung.
Triệu chứng cận lâm sàng
Trên xét nghiệm cho thấy, số lượng bạch cầu, tốc độ lắng máu có thể tăng. Nhuộm gram hoặc nuôi cấy mẫu dịch tiết trong ống cổ tử cung hoặc chất thu được qua chọc hút có khả năng hỗ trợ chẩn đoán. Sự xuất hiện của các tế bào huyết tương trong sinh thiết niêm mạc tử cung cho thấy viêm nhiễm đường sinh dục trên. Tuy nhiên, để chẩn đoán chắc chắn, thường phải xác định thông qua soi ổ bụng.
Tại sao viêm tiểu khung có thể gây hiếm muộn?
Biến chứng của viêm tiểu khung có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Viêm tiểu khung có thể để lại sẹo dính tại các cơ quan trong tiểu khung, vì thế có khả năng sẽ dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung và đau vùng tiểu khung mãn tính.
Vô sinh
Có khoảng 12% bệnh nhân bị viêm tiểu khung đối diện với nguy cơ vô sinh vĩnh viễn. Mặc dù những trường hợp này đã được điều trị. Với những người bị tái nhiễm lần 2 thì khả năng này lên đến 25%. Và tái nhiễm lần 3 thì nguy cơ vô sinh là 50%. Điều đó có nghĩa là, bạn càng bị viêm nhiều lần thì khả năng làm mẹ của bạn càng thấp.
Điều này được giải thích là trong quá trình điều trị các bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại sẹo và tiến trình làm lành sẹo của cơ thể chúng ta có thể làm cho một hoặc thậm chí cả 2 bên vòi trứng đều tắc. Từ đó dẫn tới việc khó có khả năng thụ thai.
Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung
Không chỉ vậy, viêm tiểu khung còn gây ra biến chứng khác mà rất nhiều phụ nữ lo lắng, đó là làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Lý do là sẹo dính ở vòi trứng khiến trứng đã thụ tinh khó di chuyển tới tử cung để làm tổ, nó bị mắc kẹt tại vòi trứng và phát triển tại đây.
Phòng ngừa và điều trị viêm tiểu khung
Phòng ngừa hiếm muộn do viêm tiểu khung gây ra sẽ đỡ tốn kém hơn nhiều so với việc điều trị vô sinh. Phòng bệnh chủ yếu là giáo dục, hướng dẫn thực hành tình dục an toàn, vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách (không thụt rửa), dùng bao cao su bảo vệ, tiến hành tầm soát bệnh, đồng thời điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là chlamydia.
Về điều trị, cần sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay đã có nhiều loại kháng sinh dùng trong phác đồ chữa trị bệnh này. Nếu dùng thuốc không giải quyết được bệnh thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Đồng thời, chị em nên thường xuyên thăm khám phụ khoa. Điều này để kiểm tra cũng như điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (nếu có).
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10