Sau chuyển phôi là thời điểm khá nhạy cảm của các bệnh nhân điều trị IVF. Đây là lúc phôi sau nuôi cấy sẽ được chuyển trở lại buồng tử cung của người mẹ. Sau khoảng 12 ngày chuyển phôi, bệnh nhân sẽ biết được mình có mang thai hay không. Sau chuyển phôi bệnh nhân cũng có một số lưu ý để phôi làm tổ thuận lợi và thành công. Dinh dưỡng sau chuyển phôi cũng rất quan trọng. Vậy sau chuyển phôi có nên kiêng ăn gì không?
⏳Ngày 15/04/2023: Nguy cơ vô sinh thứ phát sau khi mổ lấy thai
⏳Ngày 14/04/2023: Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
⏳Ngày 25/01/2024: Các bệnh lý thường gặp gây rối loạn hormone nữ.
⏳Ngày 20/05/2023: Hội chứng Down có thể điều trị không?
⏳Ngày 19/05/2023: Làm thế nào để phòng ngừa hội chứng Klinefelter?
⏳Ngày 23/05/2023: Cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc sau chuyển phôi
⏳Ngày 22/05/2023: Bị phù chân khi mang thai cần làm gì?
Những lời khuyên để tăng tỷ lệ đậu thai sau chuyển phôi
Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
Điều này được xem là lưu ý quan trọng đầu tiên để tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi. Sau chuyển phôi 100% bệnh nhân được kê thuốc nội tiết hỗ trợ hoàng thể. Thuốc nội tiết được xem là “hơi thở” để phôi làm tổ và phát triển thuận lợi. Tuy vậy bệnh nhân tuyệt đối không tư ý thêm/bớt liều thuốc theo đơn đã kê của bác sĩ.
Hạn chế các hoạt động mạnh
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
Hiện nay, không có một loại thực phẩm nào được chứng minh là tốt cho quá trình làm tổ. Vì vậy, bệnh nhân không nên ép bản thân phải ăn một loại thức ăn nào mà bản thân không muốn để tránh tình trạng sợ ăn.
Hãy giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái
Khoa học đã chứng minh, căng thẳng sẽ không có lợi cho quá trình làm tổ của phôi. Lo âu, căng thẳng sẽ chỉ khiến tâm trạng trở nên nặng nề, mệt mỏi. Thậm chí điều này dễ dẫn đến việc thử thai quá sớm và đưa lại kết quả không mong đợi. Mọi cảm xúc tiêu cực lúc này cần nên được hạn chế. Bệnh nhân nên giữ giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, không tự tạo áp lực cho bản thân.
Nên kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu sau chuyển phôi
Bác sĩ khuyến cáo nên kiêng quan hệ tình dục sau chuyển phôi để tránh kích thích sự co bóp tử cung và giúp phôi làm tổ an toàn hơn. Và hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu vì thai nhi trong 3 tháng đầu sau thụ tinh chưa thực sự ổn định, khi quan hệ tình dục, khó có thể tránh những tác động mạnh.
Sau chuyển phôi có nên kiêng ăn gì không?
Sau khi chuyển phôi xong, điều đầu tiên các mẹ cần lưu ý là giữ cho sức khỏe thật tốt, để làm được điều đó thì cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ. Tuy nhiên, sau chuyển phôi ăn gì, sau chuyển phôi không nên ăn gì sẽ không phụ thuộc theo quy tắc nhất định nào, bởi lẽ mỗi cá nhân sẽ có những sở thích khác nhau, chỉ cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên dưới đây là một số thực phẩm các bệnh nhân sau chuyển phôi cần tránh:
Không nên ăn những thực phẩm còn sống, tái:
Sau chuyển phôi không nên ăn đồ ăn tái, sống, không hợp vệ sinh vì có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ và chất lượng chuyển phôi, tránh ăn đồ cay nóng và chất kích thích. Việc sử dụng các thực phẩm chưa qua chế biến kỹ có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết cục chuyển phôi.
Hạn chế cafein:
Có nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê sau khi chuyển phôi sẽ làm giảm 50% cơ hội thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Việc tiêu thụ hơn 300mg caffein mỗi ngày sẽ làm giảm khả năng sinh sản và tăng sảy thai. Do đó, chị em cần hạn chế uống cà phê và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, thuốc lá để tăng tỷ lệ thành công.
Thức uống có cồn:
Sau khi chuyển phôi phụ nữ cần tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu, bia vì chúng không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng phôi thai.
Thực phẩm nhiều đường:
Cần theo dõi hàm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. Nếu bạn không thể hạn chế đồ ngọt hoàn toàn, hãy chọn thực phẩm chứa đường tự nhiên chứ không phải chất tạo ngọt nhân tạo. Tiểu đường thai kỳ gây ra rất nhiều nguy cơ cho cả thai phụ và thai nhi.
Tại Viện Mô phôi, các bệnh nhân sau chuyển phôi thường được khuyên nên vận động nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất, uống đủ nước. Và điều quan trọng nhất sau chuyển phôi đó là sử dụng thuốc nội tiết theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12