Thụ tinh trong ống nghiệm là một hành trình có nhiều vất vả với các gia đình hiếm muộn. Đây là một kỹ thuật hiện đại, giúp cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh được làm cha mẹ. Tuy nhiên IVF cũng gây ra nhiều nỗi lo lắng cho bệnh nhân. Vì tỷ lệ thành công IVF trên thế giới hiện nay chỉ khoảng 50%. Vậy cần làm gì để tăng tỷ lệ đậu thai sau khi chuyển phôi? Dưới đây là những lời khuyên để tăng tỷ lệ đậu thai sau chuyển phôi.
✅Ngày 22/01/2024: Tại sao béo phì gây vô sinh ở nam giới?
✅Ngày 22/01/2024: Phôi đông lạnh có tiến hành sinh thiết được không?
✅Ngày 25/12/2023: Các dạng bất thường khi xuất tinh ở nam giới
✅Ngày 22/12/2023: Sàng lọc di truyền tiền làm tổ bệnh tan máu bẩm sinh
✅Ngày 21/12/2023: Bệnh thalassemia gây ra những hậu quả gì?
✅Ngày 21/12/2023: Sinh thiết phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi không?
✅Ngày 20/12/2023: Kỹ thuật ICSI được áp dụng cho những trường hợp nào?
✅Ngày 20/12/2023: Hội chứng Kallmann di truyền theo những cách nào?
Những trường hợp nào được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm?
Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Thời gian cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm mất bao lâu?
Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của 2 vợ chồng. Thăm khám, sàng lọc, để hoàn thiện hồ sơ IVF.
- Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị. Chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
- Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
- Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
- Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Beta hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.
Những trường hợp được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm
Cũng như tất cả các kỹ thuật y khoa khác, thụ tinh trong ống nghiệm cũng có chỉ định riêng. Không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm IVF. Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định thực hiện IVF tại Viện Mô phôi:
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương hai vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
Quá trình chuyển phôi diễn ra như thế nào?
Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung. Được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm.
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Những lời khuyên để tăng tỷ lệ đậu thai sau chuyển phôi
Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
Điều này được xem là lưu ý quan trọng đầu tiên để tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi. Sau chuyển phôi 100% bệnh nhân được kê thuốc nội tiết hỗ trợ hoàng thể. Thuốc nội tiết được xem là “hơi thở” để phôi làm tổ và phát triển thuận lợi. Tuy vậy bệnh nhân tuyệt đối không tư ý thêm/bớt liều thuốc theo đơn đã kê của bác sĩ.
Hạn chế các hoạt động mạnh
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Hạn chế ăn các thức ăn lạ để tránh đau bụng, tiêu chảy. Ăn nhiều rau xanh, trái cây để hạn chế tình trạng táo bón. Bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
Hiện nay, không có một loại thực phẩm nào được chứng minh là tốt cho quá trình làm tổ. Vì vậy, bệnh nhân không nên ép bản thân phải ăn một loại thức ăn nào mà bản thân không muốn để tránh tình trạng sợ ăn.
Hãy giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái
Khoa học đã chứng minh, căng thẳng sẽ không có lợi cho quá trình làm tổ của phôi. Lo âu, căng thẳng sẽ chỉ khiến tâm trạng trở nên nặng nề, mệt mỏi. Thậm chí điều này dễ dẫn đến việc thử thai quá sớm và đưa lại kết quả không mong đợi. Mọi cảm xúc tiêu cực lúc này cần nên được hạn chế. Bệnh nhân nên giữ giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, không tự tạo áp lực cho bản thân.
Nên kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu sau chuyển phôi
Bác sĩ khuyến cáo nên kiêng quan hệ tình dục sau chuyển phôi để tránh kích thích sự co bóp tử cung và giúp phôi làm tổ an toàn hơn. Và hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu vì thai nhi trong 3 tháng đầu sau thụ tinh chưa thực sự ổn định, khi quan hệ tình dục, khó có thể tránh những tác động mạnh.
Và bệnh nhân nên nhớ lịch hẹn thử thai beta hCG với bác sĩ. Điều này rất quan trọng. Tránh tình trạng thử thai quá sớm vì nếu còn quá sớm, kết quả sẽ không chính xác.
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9