Thiếu men G6PD (Glucose-6-Phosphate-Dehydrogenase) là rối loạn di truyền liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Men G6PD rất cần thiết để giúp cho màng tế bào hồng cầu bền vững trước tác nhân oxy hóa. Vậy thiếu men G6PD là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh này? Thiếu hụt men G6PD có nguy hiểm không?
🔷Ngày 29/01/2023: Thalassemia trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình
🔷Ngày 04/01/2023: Beta hCG tăng chậm sau chuyển phôi?
🔷Ngày 19/01/2023: Thế nào là một tinh dịch đồ bình thường?
🔷Ngày 31/01/2023: Làm gì khi bạn đang mong con?
🔷Ngày 18/01/2023: Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
🔷Ngày 10/02/2023: Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
1. Thiếu men G6PD là bệnh gì?
Thiếu men G6PD là bệnh gì?
Men G6PD là một enzym có tên đầy đủ là glucose-6-phosphat dehydrogenase. G6PD là một loại men giúp màng tế bào hồng cầu giữ nguyên vẹn, nó vô cùng cần thiết để xúc tác phản ứng trong hồng cầu giúp cho màng hồng cầu bền vững trước các tác nhân gây hại.
Thiếu hụt G6PD là một tình trạng di truyền do đột biến hoặc thay đổi trong gen G6PD. Gen này có chức năng đảm bảo cơ thể tạo ra đủ lượng enzym G6PD. Do đó, nếu gen G6PD bị đột biến sẽ làm giảm lượng protein hữu ích này trong cơ thể.
Thiếu men G6PD là bệnh lý bẩm sinh di truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần bé gái. Các thay đổi cấu trúc này phá vỡ cấu trúc bình thường của men, làm giảm số lượng các men này trong tế bào và gây ra rối loạn chuyển hóa cơ thể.
Nguyên nhân gây bênh thiếu men G6PD là gì?
Thiếu enzyme Glucose-6-phosphate Dehydrogenaze (men G6PD) là nguyên nhân chính gây bệnh thiếu men G6PD. Enzyme này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào hồng cầu khỏi bị hư hại và phá hủy sớm.
Thiếu enzyme G6PD là nguyên nhân dẫn đến thiếu glutathione. Glutathione là chất chống oxi hóa có chức năng bảo vệ màng tế bào hồng cầu khỏi các tác nhân oxi hóa. Khi lượng glutathione giảm, các enzyme và protein trong hồng cầu bao gồm cả hemoglobin sẽ bị tổn thương do oxi hóa. Các tế bào hồng cầu bị hỏng, mất chức năng. Từ đó bị tích tụ lại trong lá lách làm lá lách to lên.
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
- Nếu bạn là nữ và mang một đột biến gen gây bệnh thì con trai của bạn có 50% khả năng mắc bệnh và khả năng mắc bệnh của con gái phụ thuộc vào chồng bạn có hay không có mang đột biến gen gây bệnh.
- Nếu bạn là nam và mang đột biến gen gây bệnh thì sẽ mắc bệnh và truyền gen bệnh cho tất cả con gái của bạn.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thiếu men G6PD
Biểu hiện lâm sàng của tình trạng thiếu G6PD được chia ra thành ba loại là:
- Vàng da sơ sinh. Trường hợp mẹ mang gen thiếu G6PD có thể truyền cho những người con của mình. Một số trường hợp, trẻ có thể bị vàng da ngay sau sinh, gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.
- Thiếu máu do tán huyết cấp tính (AHA)
- Thiếu máu do tán huyết mãn tính (CNSHA)
2. Thiếu men G6PD có nguy hiểm không?
Với trẻ sơ sinh, việc thiếu G6PD có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Hồng cầu sẽ bị phá huỷ bởi chất oxy hoá và dẫn tới tình trạng thiếu máu do tan huyết. Vàng da nặng ở trẻ sơ sinh dẫn đến tổn thương nặng như chậm phát triển, bại não,..
Nếu không kịp thời phát hiện và có phương pháp chăm sóc, điều trị trẻ đúng cách sẽ dẫn tới tan huyết kéo dài. Để hạn chế xảy ra tình trạng trên, hãy tiến hành sàng lọc men G6PD bằng xét nghiệm gen.
3. Phương pháp điều trị thiếu men G6PD
Hiện tại trên thế giới bệnh này không thể chữa khỏi được. Tuy nhiên có thể phòng ngừa được hậu quả tán huyết do bệnh thiếu men G6PD gây ra bằng các phương pháp sau (nếu phòng ngừa được thì em bé sẽ sống phát triển như một người bình thường):
- Khi uống thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ
- Tránh ăn đậu tằm và các chế phẩm từ loại này
- Khi bị các bệnh nhiễm trùng, cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Hoặc đối với các cặp vợ chồng có ý định sinh con có thể làm xét nghiệm các bệnh di truyền lặn phổ biến để xác định mình có mang gen hay không. Thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp sinh thiết phôi là lựa chọn phù hợp trong trường hợp này.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12