Hiện nay, phụ nữ có xu hướng kết hôn và sinh con muộn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới. Khi độ tuổi càng tăng, cơ hội mang thai của phụ nữ càng giảm. Nguyên nhân do chất lượng và số lượng trứng giảm dần theo thời gian. Đặc biệt là giảm mạnh sau tuổi 35. Vì vậy hiện nay nhiều phụ nữ lựa chọn cho mình một biện pháp bảo tồn khả năng sinh sản. Đó là trữ đông trứng chủ động ở nữ giới. Vậy giải pháp này được tiến hành như thế nào?
1️⃣Ngày 28/02/2024: Phôi trữ đông có sàng lọc được hay không?
2️⃣Ngày 27/02/2024: IUI thất bại mấy lần thì nên làm IVF?
3️⃣Ngày 23/02/2024: Sau chuyển phôi que thử thai hai vạch là đã có thai chưa?
4️⃣Ngày 26/02/2024: Xuất tinh bình thường có nguy cơ vô sinh hiếm muộn không?
5️⃣Ngày 28/02/2024: Có cách nào để tăng chỉ số AMH không?
6️⃣Ngày 26/02/2024: Chất lượng điều trị tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội
Khả năng sinh sản của phụ nữ theo độ tuổi như thế nào?
Tuổi tác là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Khác vời nam giới, nữ giới từ khi sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trong cơ thể. Khi đến tuổi dậy thì, số trứng non chỉ còn khoảng 300.000. Mỗi chu kỳ kinh có một vài trứng non bắt đầu phát triển nhưng chỉ có một nang trứng đạt đến độ trưởng thành và phóng noãn rồi được hút vào vòi trứng, đó là sự rụng trứng hay còn gọi là phóng noãn. Những trứng non nào không phát triển được thì tự thoái hoá. Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chỉ còn lại vài trăm trứng và hết dần khi vào tuổi mãn kinh.
Độ tuổi từ 20-24 là giai đoạn dễ mang thai nhất của người phụ nữ khi tỷ lệ mang thai trong giai đoạn này lên đến 86%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần khi tuổi của người phụ nữ tăng lên và thậm chí có thể ở mức 0% đối với những người phụ nữ trên 50 tuổi.
Người ta nhận thấy, sau 35 tuổi, khả năng sinh sản của phụ nữ giảm rõ rệt qua từng năm mặc dù không có bệnh lý gì đặc biệt. Việc suy giảm khả năng có thai chủ yếu là do sự suy yếu của buồng trứng. Tuổi mãn kinh của phụ nữ ở Việt Nam trung bình vào khoảng 48 tuổi, khi buồng trứng không còn hoạt động. Tuy nhiên, khoảng hơn 5 năm trước đó, người phụ nữ có thể đã không còn khả năng sinh sản.
Trữ đông trứng chủ động ở nữ giới
Vì sao ngày càng có nhiều phụ nữ trữ đông trứng chủ động?
Ngày nay tỷ lệ nữ giới trữ đông trứng chủ động cho trương lại ngày càng tăng. Ngày nay, phụ nữ có nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp thăng tiến nên ưu tiên công việc hơn. Khoảng thời gian từ 20 đến 35 tuổi thường được ưu tiên cho học tập, phát triển nghề nghiệp,… Vì vậy, điều này dẫn đến xu hướng kết hôn muộn ngày càng nhiều.
Điều này dẫn đến rất nhiều phụ nữ có con khi ở độ tuổi muộn (sau 30 trở đi), lúc này khả năng sinh sản đã bắt đầu giảm hoặc thậm chí đã sụt giảm nhiều. Chính xu hướng này sẽ làm tỉ lệ hiếm muộn ngày càng tăng.
Trữ đông trứng là biện pháp bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai
Tại Viện Mô phôi thời gian gần đây, nhiều trường hợp nữ giới đến xin tư vấn về trữ đông trứng chủ động. Trữ đông trứng là kỹ thuật được áp dụng để trì hoãn thời điểm mang thai cho người phụ nữ.
Khi thực hiện kỹ thuật này, trứng sẽ được chọc hút từ buồng trứng. Sau đó đông lạnh và bảo quản ở nhiệt độ -196 độ C trong nitơ lỏng; nhằm giúp trứng bảo toàn chất lượng tốt nhất đến khi được sử dụng. Khi tư vấn cho một trường hợp trữ trứng, bác sĩ sẽ cân nhắc trên nhiều yếu tố. Yếu tố tuổi, bệnh lý đi kèm, dự định có con trong tương lai. Số lượng và chất lượng trứng của người phụ nữ sau tuổi 35 sẽ giảm dần, vì vậy trữ trứng nên được thực hiện trước 35 tuổi. Khi trữ trứng đồng nghĩa với việc đồng hồ sinh học của trứng sẽ dừng lại tại thời điểm đó. Chất lượng trứng được duy trì trong một thời gian dài.
Quy trình trữ đông trứng tại Viện Mô phôi
Bước 1: Thăm khám ban đầu
Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, khám phụ khoa, thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Bước 2: Tư vấn
Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bạn sẽ được tư vấn về quy trình điều trị gồm:
- Các bước thực hiện, thời gian điều trị
- Số noãn cần trữ và tỷ lệ thành công tương ứng
- Chi phí trữ đông trứng
Bước 3: Tiến hành điều trị
Có thể bắt đầu vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh, nhưng thường khởi đầu từ ngày 2 – 3 vòng kinh để đảm bảo bạn không có thai, gồm các giai đoạn:
- Tiêm thuốc kích thích buồng trứng (khoảng 10-12 ngày)
- Theo dõi sự đáp ứng nang noãn bằng siêu âm ngã âm đạo (ngày 6 FSH, ngày 8 FSH, ngày 10 FSH) và xét nghiệm nội tiết tố.
- Tiêm thuốc trưởng thành noãn.
Bước 4: Chọc hút noãn
- 36 giờ sau mũi tiêm thuốc trưởng thành noãn
- Lấy noãn dưới siêu âm ngã âm đạo và gây mê tĩnh mạch.
- Bạn cần nhịn ăn uống vào sáng ngày thực hiện thủ thuật.
Bước 5: Trữ lạnh noãn
Noãn trưởng thành được trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa và lưu trữ trong môi trường nitơ lỏng (-196 độ C).
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9