Một thai kỳ khoẻ mạnh là mong muốn của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên không phải thai kỳ nào cũng may mắn cán đích thành công. Và đã có không ít trường hợp em bé sinh ra bị dị tật. Và axit folic là một vi chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ. Vậy axit folic là gì? Vai trò của axit folic đối với mẹ bầu như thế nào? Axit folic có trong thực phẩm nào?
🌱Ngày 18/10/2023: Labo – Trái tim của đơn vị hỗ trợ sinh sản
🌱Ngày 17/10/2023: Bệnh nhân niêm mạc mỏng chuyển hai phôi thành công tại Viện Mô phôi.
🌱Ngày 17/10/2023: Cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?
🌱Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?
🌱Ngày 09/08/2023: Khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn?
🌱Ngày 16/08/2023: Viêm vùng chậu có gây vô sinh không?
Axit folic là gì?
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu.
Vitamin B9 cần trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, đặc biệt là cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
Axit folic có ở đâu?
Axit folic chứa trong các loại thực phẩm và cả trong thuốc uống bổ trợ. Một số thực phẩm chứa lượng axit folic tự nhiên gồm có:
-
Các loại rau xanh như rau chân vịt, diếp cá,… hay đậu bắp, bông cải, củ cải,… hay các loại hạt như đậu khô hay đậu hà lan,…
-
Các loại trái cây như chuối, quả chanh, cam, bưởi,…
-
Gan và thận của bò.
-
Ngoài ra, axit folic còn có trong các loại thực phẩm: sữa, ngũ cốc, bột mì, bánh quy, bánh cookie….
Tác dụng của axit folic
- Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Chỉ định dùng thuốc Axit Folic
Thuốc axit folic là các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp cơ thể bổ sung axit folic. Tác dụng của chúng thường được nhắc đến là giúp cơ thể sản sinh tế bào máu, ngăn ngừa đột biến DNA tiền ung thư, giúp điều trị chứng thiếu máu và thiếu axit folic. Trong điều trị một số bệnh lý thiếu máu ác tính, axit folic cũng được sử dụng kết hợp với thuốc điều trị khác.
Thuốc axit folic còn có chỉ định cho 1 số đối tượng khác như:
-
Phụ nữ mang thai, nhất là người đang điều trị lao hoặc sốt rét.
-
Người thiếu hụt axit folic do chế độ ăn nghèo nàn.
-
Người sử dụng thuốc kháng axit folic trong điều trị bệnh tan máu, động kinh,…
Dù là thuốc axit folic bổ sung hoặc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn về liều dùng, cách sử dụng thích hợp. Nếu sử dụng sai cách, không những không đạt được hiệu quả mong muốn mà còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe.
Vai trò của axit folic đối với mẹ bầu
Acid Folic (Vitamin B9) là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. Một trong những tác dụng phổ biến nhất của việc bổ sung axit folic là ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là dị tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống và chứng thiếu não – khi trẻ sinh ra không có bộ phận não hoặc hộp sọ.
Phụ nữ có thai được kê đơn bổ sung axit folic để phòng ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi, cũng như giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thai kỳ, bao gồm cả tiền sản giật.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai nên bổ sung 400–800 mcg axit folic mỗi ngày bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục bổ sung trong 2-3 tháng đầu của thai kỳ.
Bổ sung axit folic bằng cách nào?
Dị tật bẩm sinh tại não và tật nứt cột sống là dị tật ống thần kinh. Những dị tật này được hình thành trong 2 tuần đầu của thai kỳ. Thường trước khi người phụ nữ phát hiện mình đang mang bầu. Vì vậy, bổ sung Acid Folic sớm trước khi có kế hoạch mang thai là một việc làm rất quan trọng.
Một cách dễ dàng thực hiện để cung cấp đầy đủ axit folic mỗi ngày là uống vitamin hàng ngày, với một lượng đầy đủ 400mcg axit folic trong đó (hầu hết trong thành phần của các loại vitamin đều chứa đủ lượng axit folic cần thiết). Thời điểm tốt nhất để uống vitamin là dùng chung với bữa ăn hoặc ngay trước khi đi ngủ. Dùng loại vitamin nhai nếu bạn có vấn đề về nuốt.
Axit folic còn có nhiều trong các thực phẩm như bánh mì, mì ống, gạo và ngũ cốc. Người dùng nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên bao bì để đảm bảo sản phẩm bạn mua có chứa axit folic.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11