Sau 24 năm đồng hành cùng các gia đình, Viện Mô phôi đã có hàng ngàn em bé khoẻ mạnh. Đó là nỗ lực không hề nhỏ của tập thể cán bộ, nhân viên của Viện hơn 24 năm qua. Cho đến hiện nay, Viện đã triển khía nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Cùng với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn trình độ cao. Nhiều trường hợp bệnh nhân tưởng chừng như vô vọng đã có con của chính mình. Hiếm muộn hiện nay không còn quá xa lạ. Do đó, việc tiến hành thăm khám càng sớm sẽ càng có lợi cho bệnh nhân. Nắm được quy trình thăm khám hiếm muộn tại Viện Mô phôi sẽ giúp bệnh nhân chủ động công việc. Dưới đây là một số thông tin bệnh nhân tham khảo.
🔥Ngày 04/03/2025: Trữ trứng có mất nhiều thời gian không?
🔥Ngày 04/03/2025: Bị polyp buồng tử cung có chuyển phôi được không?
🔥Ngày 03/03/2025: Em bé sinh ra khoẻ mạnh từ kỹ thuật PGT-M tại Viện.
🔥Ngày 03/03/2025: Những lưu ý cho bệnh nhân trước khi làm thủ thuật – phẫu thuật nam học.
🔥Ngày 28/02/2025: Em bé đáng yêu đến từ Đà Nẵng!
Thời điểm nào cần đi khám hiếm muộn?
Vô sinh hiếm muộn là gì?
Khi hai vợ chồng sinh hoạt đều đặn trong vòng một năm, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà chưa có thai tự nhiên, đối với người vợ dưới 35 tuổi là 1 năm và người vợ trên 35 tuổi là 06 tháng. Khi đó, bạn được xác định là hiếm muộn và nên đến các phòng khám uy tín để được tư vấn.
Có hai dạng vô sinh:
- Vô sinh nguyên phát: từ khi quan hệ tính dục quá 6 tháng hoặc 12 tháng không có thai lần nào.
- Vô sinh thứ phát: đã từng mang thai nhưng sau đó không thể có thai lần nữa.
Nên đi khám vào thời điểm nào?
Nếu như trước đây, bạn bắt buộc cần phải đi khám hiếm muộn vào ngày 2 chu kỳ kinh hoặc sạch kinh thì hiện nay, bạn có thể đến khám bất kỳ ngày nào khi sắp xếp được thời gian. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng, bạn nên tham khảo hai thời điểm dưới đây:
Nữ giới:
Đến thăm khám khi đang hành kinh (ngày 2 – ngày 3 chu kỳ kinh):
Khi đang hành kinh ngày 2 – 3 chu kỳ kinh, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nội tiết sinh sản và các nội tiết tuyến giáp: FSH, LH, E2, Prolactin, Testosterone, T3, T4, TSH…
- AMH đánh giá dự trữ buồng trứng
- Công thức máu, nhóm máu
- Nhóm virus (máu): viêm gan B, HIV, giang mai
- Siêu âm đầu dò âm đạo đếm nang trứng thứ cấp đầu chu kỳ (nang AFC)…
Đến thăm khám khi vừa sạch kinh (sạch kinh 3-5 ngày):
Khi đến vào thời điểm này, người vợ có thể làm một số siêu âm, xét nghiệm như:
- Nhóm virus (máu): viêm gan B, HIV, giang mai
- Công thức máu – nhóm máu (nếu chưa làm)
- AMH (đánh giá dự trữ buồng trứng)
- Khám phụ khoa, dịch âm đạo
- Siêu âm phần phụ
- Khảo sát buồng tử cung có bất thường hay không (ví dụ: polyp buồng tử cung, dính buồng tử cung, tử cung có vách ngăn…) bằng cách siêu âm bơm nước vào buồng tử cung (SIS).
Còn đối với trường hợp nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh thưa, bệnh nhân có thể khám bất kỳ ngày nào.
Nam giới:
Khác vời nữ giới, nam giới có thể đến khám hiếm muộn vào bất kỳ thời điểm nào.
Quy trình thăm khám hiếm muộn tại Viện Mô phôi
Trình tự thủ tục khi đến khám tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội:
- Vào quầy lễ tân mua sổ khám và đăng ký khám
- Ngồi chờ để được bác sĩ gọi tên theo thứ tự sổ khám để vào phòng tử vấn
- Bác sĩ thăm khám và chỉ định xét nghiệm
- Qua phòng tài chính để đóng phí xét nghiệm
- Thực hiện xét nghiệm và chờ kết quả.

Xác định nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn
Đây là đầu tiên trong quy trình khám hiếm muộn của các cặp vợ chồng. Lúc này, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và thói quen sinh hoạt của cả hai vợ chồng. Ví dụ như chu kỳ kinh của người vợ, hai vợ chồng có gặp khó khăn khi quan hệ không,…
Sau đó cả hai vợ chồng sẽ được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm phụ khoa và nam khoa cần thiết.
Tiến hành làm các xét nghiệm quan trọng
Thông thường, người vợ cần làm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm huyết học: Xác định bệnh lây qua đường tình dục, sự thay đổi của nội tiết tố (E2, Progesteron, LH, FSH, Prolactin, Testosteron)
- Siêu âm vùng bụng để kiểm tra tình trạng của tử cung, vòi trứng
- Xét nghiệm nội tiết…
Ở người chồng cần làm xét nghiệm:
- Xét nghiệm tinh dịch đồ, kiểm tra chất lượng của tinh trùng
- Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm: viêm gan B, HIV, giang mai.

Tư vấn và chỉ định
Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đọc kết quả và giải thích cụ thể cho hai vợ chồng. Sau đó, bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị để vợ chồng bạn lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế…
Với từng nguyên nhân gây vô sinh cụ thể bác sĩ sẽ cho lời khuyên chân thành nhất để việc điều trị đạt hiệu quả tối đa, tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là của vợ chồng bạn. Khi đã xác định điều trị, cả hai nên sắp xếp thời gian công việc, và đặc biệt là sự kiên trì thấu hiểu lẫn nhau.
Đưa ra phương án điều trị
Khi vợ chồng đã thống nhất điều trị thì bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ cụ thể. Trước khi thực hiện các phương thức đầu tiên, người vợ và người chồng cũng cần tái khám và làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.
Trên đây là quy trình khám hiếm muộn tại Viện Mô phôi. Nếu có các kết quả khám ở đơn vị cũ, bạn có thể cầm đến để bác sĩ tham khảo. Nếu các xét nghiệm vẫn còn sử dụng được, sẽ không phải làm lại, tiết kiệm chi phí và thời gian. Không phải cứ hiếm muộn là phải can thiệp các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Đã có nhiều trường hợp mang thai tự nhiên sau khi khám hiếm muộn tại Viện. Tuy nhiên các cặp vợ chồng nên đến thăm khám càng sớm càng tốt.
Bài viết liên quan
Phân loại phôi được tiến hành như thế nào?
Đánh giá chất lượng phôi là một trong những bước rất quan trọng trong IVF. ...
Th4
Bị tắc hai vòi trứng có làm IVF được không?
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng ...
Th4
Những lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ điều trị IVF tại Viện
Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay được xem là kỹ thuật hiện đại trong ...
Th4
Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi nang như thế nào?
Trước đây, khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân chủ yếu chuyển ...
Th4
Hình thái noãn có vai trò gì với sự phát triển của phôi?
Nang noãn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của phụ nữ. ...
Th3
Chảy máu âm đạo sau chuyển phôi có nguy hiểm không?
Sau chuyển phôi là giai đoạn có nhiều lo lắng của bệnh nhân điều trị ...
Th3