Ngày nay, bất thường di truyền ngày càng được quan tâm trong Hỗ trợ sinh sản. Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là một dạng bất thường lớn và mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bất thường NST. Trong đó có những bất thường về số lượng, cấu trúc NST. Mỗi loại bất thường đều gây ra những bệnh lý khác nhau. Nhưng nhìn chung, các bất thường này lại đều gây ảnh hưởng nhất định đến kết cục thai kỳ. Tại Viện Mô phôi, chúng tôi đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp bất thường cấu trúc NST. Bệnh nhân bất thường chuyển đoạn hòa hợp tâm sinh con khoẻ mạnh – Trường hợp thành công tại Viện.
Nguyên nhân dẫn đến bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể?
Nhiễm sắc thể là cấu trúc dạng sợi nằm bên trong nhân của tế bào động vật và thực vật. Mỗi nhiễm sắc thể được cấu tạo từ protein và một chuỗi ADN dài, chứa đựng một phần hoặc toàn bộ vật chất di truyền của sinh vật.
👉👉👉👉👉ĐỌC NGAY: Suy tuyến giáp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở phụ nữ?

Cấu trúc của nhiễm sắc thể:
(1) Chromatit
(2) Tâm động – nơi 2 chromatit đính vào nhau, là nơi để nhiễm sắc thể trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phânvà giảm phân
(3) Cánh ngắn
(4) Cánh dài.
Phân loại nhiễm sắc thể
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, người ta phân làm hai loại: nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
-
Nhiễm sắc thể thường: trong một tế bào lưỡng bội, các cặp nhiễm sắc luôn luôn đồng dạng.
-
Nhiễm sắc thể giới tính: trong quá trình sinh sản hữu tính, đây chính là nhân tố quyết định giới tính của cá nhân được tạo ra. Bởi không giống như NST thường, các thành tố của một cặp NST giới tính có thể khác nhau.
Chức năng của nhiễm sắc thể?
-
Lưu thông tin di truyền: Những gen chứa thông tin di truyền đều nằm trên NST. Và những gen trên một NST luôn di truyền cùng nhau.
-
Bảo quản thông tin di truyền: nhờ cơ chế nhân đôi, phân li, tổ hợp qua quá trình nguyên phân và giảm phân, thông tin di truyền trên NST được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-
Ngoài ra, thông qua hoạt động cuộn xoắn và tháo xoắn, NST còn có thể điều hòa hoạt động gen. Hai hoạt động này chỉ diễn ra khi NST tháo xoắn trở thành ADN mạch thẳng.
Chính vì mang thông tin di truyền, nên khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể sẽ kéo theo nhiều bệnh liên quan đến NST, gây ra dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới não và các bộ phận khác.
Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?
Bất thường cấu trúc NST là khi một phần của NST riêng lẻ bị thiếu, thêm, chuyển sang NST khác hoặc bị đảo lộn.
Các hội chứng liên quan như là:
- Hội chứng cri-du-chat (hội chứng mèo kêu),
- NST Philadelphia kết quả của sự chuyển đoạn NST số 9 và 22 liên quan đến bệnh Leukemia dòng tủy,…
Nguyên nhân gây bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể:
Người bình thường có 46 nhiễm sắc thể chia thành 23 cặp, bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra với nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến tình trạng gọi là bất thường nhiễm sắc thể. Nguyên nhân thường do các vấn đề phát sinh trong quá trình phân chia giao tử hoặc do đột biến dưới tác động của hóa chất, phóng xạ,… Đột biến nhiễm sắc thể có thể dẫn đến thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào hoặc thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể có nguy hiểm không?
Các yếu tố nguy cơ có trẻ bất thường cấu trúc NST
- Tiền sử gia đình có ít nhất một rối loạn di truyền.
- Cha hoặc mẹ có tiền sử bất thường về NST.
- Bố mẹ có tiền sử sinh con dị tật.
- Thai nhi có bất thường nhìn thấy khi sàng lọc hoặc siêu âm.
- Tuổi mẹ: Trên 35 tuổi.
- Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai.
- Thai phụ tiếp xúc với chất độc, chất phóng xạ trong thời gian mang thai…
Bất thường cấu trúc NST có nguy hiểm không?
Trong sảy thai liên tiếp có thể gặp bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể như mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn và nhân đoạn NST nhưng hay gặp nhất là đảo đoạn và chuyển đoạn NST. Tỷ lệ đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chiếm 3 – 11% ở ít nhất một trong hai người của các cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp.
Sự nhân đôi và đứt gãy của NST là nguyên nhân gây ra dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc. Những thay đổi này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất protein bằng cách thay đổi các gen trên NST. Những thay đổi cấu trúc thường gây tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của một cá thể. Thậm chí dẫn đến tử vong. Một vài thay đổi không có hại và không ảnh hưởng đáng kể.
Một số dạng thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm:
- Chuyển đoạn: một đoạn nhiễm sắc thể tách ra khỏi nhiễm sắc thể này và di chuyển đến vị trí mới trên nhiễm sắc thể khác.
- Mất đoạn: một đoạn nhiễm sắc thể bị mất (xóa) trong quá trình phân chia tế bào.
- Lặp đoạn: một đoạn nhiễm sắc thể được lặp lại tại một vị trí khác.
- Đảo đoạn: một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt được đảo ngược và đưa trở lại nhiễm sắc thể. Nếu sự đảo ngược bao phủ tâm động của nhiễm sắc thể, nó được gọi là đảo ngược tâm động. Nếu nó liên quan đến nhánh dài hoặc ngắn của nhiễm sắc thể và không bao gồm tâm động, được gọi là đảo ngược tâm.
- Isochromosome: được tạo ra do sự phân chia không đúng của tâm động làm cho nhiễm sắc thể chứa hai nhánh ngắn hoặc hai nhánh dài trong khi bình thường chứa một nhánh ngắn và một nhánh dài.
Bất thường chuyển đoạn hoà hợp tâm là gì?
Chuyển đoạn NST là hiện tượng tái sắp xếp cấu trúc của NST, xảy ra khi vật chất di truyền được trao đổi hoặc di chuyển giữa các NST khác nhau. Đây là một dạng bất thường cấu trúc NST. Bất thường này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mang. Tuy nhiên, chuyển đoạn NST có thể tiềm ẩn nguy cơ cao, dẫn đến các hệ lụy như mất thai tự nhiên, thai lưu hoặc sinh con mắc dị tật bẩm sinh.
Trong dó có hai kiểu chuyển đoạn NST thường gặp:
- Chuyển đoạn NST tương hỗ (Reciprocal Translocations)
- Chuyển đoạn NST hòa hợp tâm (Robertsonian Translocations)
Chuyển đoạn NST tương hỗ (Reciprocal Translocations)
Chuyển đoạn tương hỗ là hiện tượng hai đoạn NST không đồng dạng trao đổi vị trí cho nhau.
🔥🔥🔥🔥XEM THÊM: Trisomy 18 là gì?

Người mang chuyển đoạn này thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng có nguy cơ gặp khó khăn trong việc duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Điều này là do sự mất cân bằng về gen trong quá trình tạo phôi, dẫn đến tỷ lệ sảy thai hoặc bất thường ở thai nhi tăng cao.
Vì không mất chất liệu di truyền và có kiểu hình bình thường, tình trạng chuyển đoạn NST này được gọi là chuyển đoạn tương hỗ cân bằng, với tần suất xuất hiện khoảng 1/500 trong cộng đồng.
Chuyển đoạn NST hòa hợp tâm (Robertsonian Translocations)
Chuyển đoạn hòa hợp tâm xảy ra khi hai NST tâm đầu gắn kết với nhau tại vùng tâm động. Sau đó tạo thành một NST duy nhất. Dạng chuyển đoạn này chủ yếu liên quan đến các NST số 13, 14, 15, 21 và 22.
🌳🌳🌳🌳THAM KHẢO: Thụ tinh nhân tạo có bắt buộc giấy đăng ký kết hôn không?

Trong quá trình phân bào, do một số nguyên nhân nào đó dẫn đến các NST dạng tâm đầu này bị đứt gãy ngang ở vùng cận tâm động và sau khi bị đứt gãy, các cánh dài của hai NST khác nhau lại gắn chặt với nhau ở tâm động tạo thành một NST mới chứa hai cánh dài của 2 NST ban đầu; đồng thời, hai phần cánh ngắn của hai NST này cũng gắn chặt với nhau. Do đoạn cánh ngắn không chứa nhiều gene quan trọng và có kích thước quá nhỏ nên đã bị tiêu biến đi.
Chuyển đoạn NST hòa hợp tâm gây ra nguy cơ gì?
Tỷ lệ xảy ra bất thường chuyển đoạn Robertson (RTs) trên người khoảng 1:1000 trẻ sinh ra. Bất thường này có khả năng gây ra các bất thường di truyền bẩm sinh như Hội chứng Down hay Hội chứng Patau. Vậy thì do đâu một bất thường cấu trúc NSTcó thể dẫn đến việc hình thành các dạng bất thường số lượng NST?
Các cá thể mang bất thường Robertson thường không mang các bất thường bệnh lý biểu hiện ra ngoài. Những cá thể này hoàn toàn khoẻ mạnh. Nhưng những vấn đề lại nảy sinh ở con cái của họ. Có thể gặp một số vấn đề trong sinh sản như: sảy thai liên tiếp nhiều lần. Do tăng nguy cơ hình thành thai lệch bội. Nếu các giao tử có chứa NST tạo thành do chuyển đoạn Robertson kết hợp với giao tử bình thường sẽ dẫn đến hình thành các hợp tử lệch bội.
Chuyển đoạn Robertson còn có thể dẫn đến các vấn đề như:
- Vô sinh
- Thai chết lưu, sảy thai.
Bệnh nhân bất thường chuyển đoạn hòa hợp tâm sinh con khoẻ mạnh
Bệnh nhân này thuộc trường hợp bất thường cấu trúc NST. Cụ thể người chồng có chuyển đoạn hoà hợp tâm NST số 13 và NST số 14. Đối với các cặp vợ chồng có một người mang RTs, khả năng vô sinh tăng gấp bảy lần so với các cặp vợ chồng không mang RTs. Nam giới vô sinh có tinh dịch đồ oligospermia (số lượng tinh trùng thấp), có nguy cơ mang RTs cân bằng cao gấp 10 lần. Điều này cho thấy rằng RTs có thể dẫn đến sự gián đoạn quá trình sinh tinh.
Bệnh nhân được chỉ định điều trị thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp PGT-SR, PGT-A.
Kết quả bệnh nhân tạo được 4/6 phôi không có bất thường số lượng và cấu trúc NST. Bệnh nhân chuyển 1 phôi và đậu thai ngay lần đầu.
Bệnh nhân báo tin mừng thai kỳ đến bác sĩ:
“Báo tin mừng đến BS Sơn, BS Tuấn và các bsi ở mô phôi ạ Em bé 40w1 – 4.3kg đẻ mổ vì quá ngày. Cảm ơn các bsi rất nhiều ạ”
🍀🍀🍀🍀TÌM HIỂU THÊM: Nằm bất động sau chuyển phôi có làm tăng tỷ lệ đậu thai?

Bài viết liên quan
Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị thành công
Vòi trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng đối với nữ giới. ...
Th4
Bệnh nhân có tinh trùng bất động điều trị IVF thành công
Chất lượng tinh trùng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng ...
Th4
Bệnh nhân suy giảm dự trữ buồng trứng sinh con khoẻ mạnh
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th4
Đón con yêu khoẻ mạnh sau 6 năm vô sinh thứ phát
Những năm gần đây, tỷ lệ các ca vô sinh thứ phát đang có xu ...
Th4
Bệnh nhân người Hàn Quốc điều trị thành công tại Viện
Những năm gần đây, tình trạng các cặp vợ chồng hiếm muộn điều trị IVF ...
Th3
Bệnh nhân chuyển 1 phôi ngày 5 sinh em bé khoẻ mạnh
Nuôi cấy phôi dài ngày hiện nay là xu hướng của các trung tâm hỗ ...
Th3