Vô sinh nam hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ở các cặp vợ chồng hiếm muộn, có đến 40% nguyên nhân vô sinh đến từ nam giới. Vô sinh nam do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thường gặp do chất lượng tinh trùng kém hoặc vô tinh. Một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi đó là chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da. Vậy phương pháp thu tinh trùng này được thực hiện như thế nào? Phương pháp chọc hút mào tinh qua da cho trường hợp nào? Chi phí thực hiện thủ thuật này là bao nhiêu?
Ngày 10/02/2025: Quy trình chọc hút noãn tại Viện Mô phôi như thế nào?
Ngày 22/01/2025: Tầm quan trọng của khám sức khoẻ tiền hôn nhân.
Ngày 21/01/2025: Thành công sau 5 lần chuyển phôi!
Ngày 20/01/2025: Căn bệnh thần kinh cơ hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
Ngày 20/01/2025: Em bé 10 tháng tuổi đáng yêu của Viện.
Nguyên nhân nào dẫn tới vô tinh ở nam giới?
Vô tinh (Azoospermia) hay còn gọi là tình trạng không có tinh trùng. Không có tinh trùng là thuật ngữ y khoa dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần.
Các chuyên gia thường chia tình trạng này thành 2 loại gồm: vô tinh do tắc nghẽn và vô tinh không do tắc. Trong đó, tỷ lệ nam giới vô tinh không do tắc chiếm chủ yếu, đến 40% trường hợp.
Nguyên nhân
Nguyên nhân vô tinh không do tắc (do tinh hoàn không sản xuất ra được tinh trùng):
- Do các bệnh lý ở vùng dưới đồi – tuyến yên. Vùng dưới đồi – tuyến yên có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là giải phóng và ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nếu vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn trong việc giải phóng các nội tiết tố như GnRH, gonadotrophin gây vô tinh.
- Do vấn đề về di truyền gồm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Như Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan… Hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động…
- Do nguyên nhân từ tinh hoàn gồm: tinh hoàn ẩn, teo tinh hoàn sau khi bị quai bị,…
Nguyên nhân vô tinh do tắc:
Do sự xuất hiện các bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh khiến cho tinh trùng bị nghẽn lại.
XEM THÊM: Ra máu sau chuyển phôi có nguy hiểm không?

Triệu chứng của nam giới vô tinh
Hầu hết các bệnh nhân không có biểu hiện, chỉ khi đi khám và xét nghiệm mới được xác định. Hoặc nếu có, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu sau:
- Ít có ham muốn tình dục
- Rối loạn cương dương
- Có khối u, sưng tấy hoặc khó chịu xung quanh tinh hoàn
- Râu, lông ít hoặc không có
Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da
PESA là phương pháp gì?
Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA – Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration) là thủ thuật lấy tinh trùng thông qua việc chọc hút từ mào tinh, phục vụ cho việc thụ tinh với noãn bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Kỹ thuật này áp dụng cho các bệnh nhân bị vô sinh do không có tinh trùng nhưng quá trình sản xuất tinh trùng hoàn toàn bình thường, bao gồm cả trường hợp teo ống dẫn tinh, không có ống dẫn tinh bẩm sinh hai bên.
Phương pháp chọc hút mào tinh qua da cho trường hợp nào?
Kỹ thuật này được áp dụng cho những trường hợp nam giới vô sinh do không có tinh trùng nhưng quá trình sản xuất tinh binh hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, trường hợp teo ống dẫn tinh, không có ống dẫn tinh ở hai bên bẩm sinh cũng được chỉ định thực hiện chọc hút tinh trùng từ mào tinh.
Ưu điểm
PESA là kỹ thuật ít xâm lấn, được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ. PESA với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Đây là phương pháp đơn giản, có thể thực hiện nhiều lần. Mẫu tinh trùng thu được thường lẫn ít máu và xác tế bào. Do đó, những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn nên lựa chọn phương pháp hút tinh trùng mào tinh qua da.
Nhược điểm
Các biến chứng thường gặp sau thủ thuật là sưng nhẹ vùng bìu và đau kéo dài trong vài ngày. Việc này sẽ không cản trở việc đi lại, sinh hoạt.
Bạn có thể bị máu tụ ở bìu, nhưng thường nhẹ và tự khỏi, bạn cần phải mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu.
Vì số lượng tinh trùng chọc hút ra không quá nhiều nên chỉ đủ để thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.
Những lưu ý trước khi thực hiện thủ thuật
Trước thủ thuật 1 ngày, bệnh nhân:
- Mở chuông điện thoại để nhân viên IVF có thể gọi điện hướng dẫn các thông tin quan trọng.
- Cạo sạch lông bộ phận sinh dục theo sự hướng dẫn.
Ngày làm thủ thuật:
- Không được ăn, uống (kể cả nước lọc) từ 0g.
- Không sử dụng nước hoa.
- Không đeo trang sức.
- Có mặt đúng giờ hẹn để hoàn tất thủ tục hành chánh.
- Làm thủ thuật xong, bạn được nằm nghỉ ngơi và theo dõi ít nhất 2 tiếng. Sau khi được nhân viên kiểm tra ổn, bạn được hướng dẫn cách theo dõi, sử dụng thuốc theo toa bác sĩ và hoàn thành các thủ tục.
- Bạn sẽ được về nhà trong ngày.
Các bước thực hiện chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da
- Giảm đau bằng tiền mê hoặc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ.
- Sát khuẩn bộ phận sinh dục, vùng bẹn, đùi và khu vực tầng sinh môn.
- Trải săng vô khuẩn để hở vùng bìu để làm thủ thuật.
- Xác định và cố định mào tinh (thường lựa chọn bên mào tinh căng, to).
- Dùng kim tiêm chọc vuông góc vào mào tinh hoàn, vừa hút vừa kéo kim ra.
- Kiểm tra tinh trùng trong dịch chọc hút.
- Sau khi xác định đủ tinh trùng, sát khuẩn lại vị trí chọc hút và kết thúc thủ thuật.

Chống chỉ định chọc hút thu tinh trùng trong trường hợp nào?
Có một vài trường hợp có thể không được phép chỉ định thủ thuật chọc hút thu tinh trùng:
- Những người đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ cả hai tinh hoàn. Trong trường hợp nam giới đã phẫu thuật cắt bỏ hai tinh hoàn thì không có nguồn tinh hoàn để lấy lại.
- Vô tinh không do tắc nghẽn.
- Tình trạng bất thường di truyền. Hội chứng De La Chapelle, có vi mất đoạn hoàn toàn trên NST Y (AZF a và hoặc AZF b). Đối với những trường hợp này, người bệnh hoàn toàn không có khả năng sản xuất tinh trùng. Do đó việc thu tinh trùng bằng các kỹ thuật chọc hút sẽ không khả thi.
- Các bệnh lý chống chỉ định với gây mê, gây tê.
Sau khi chọc hút tinh trùng bao lâu thì hết đau?
Thời gian phục hồi sau khi lấy tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật hút tinh trùng. Thời gian hồi phục có thể dao động từ vài ngày đến 1 tuần.
Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh sau khi mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hầu hết bệnh nhân nhanh chóng hết cảm giác đau khó chịu và có thể làm việc, sinh hoạt bình thường trở lại sau 24-48 giờ.
Bệnh nhân sau chọc hút có thể hoạt động và sinh hoạt bình thường sau 1-2 ngày. Để giảm thiểu sự khó chịu và bảo vệ bìu, tinh hoàn sau thủ thuật, nam giới cần kiêng hoạt động quan hệ tình dục ít nhất 1 tuần. Chế độ ăn uống đầy đủ, vận động nhẹ có thể giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bác sĩ Viện Mô phôi khuyến nghị bệnh nhân sau chọc hút tinh trùng cần vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Nếu người bệnh cảm thấy đau nhiều và hơi khó chịu trong vài ngày có thể dùng thuốc giảm đau. Lưu ý trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị để sử dụng với liều phù hợp. Đồng thời bệnh nhân cần tái khám (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ bao nhiêu tiền?
Bộ nhiễm sắc thể (NST) của người bình thường có 46NST: 22 cặp NST thường, ...
Th7
Chi phí chọc trứng tại Viện Mô phôi bao nhiêu?
Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhưng phức ...
Th7
Chi phí nuôi phôi ngày 5 tại Viện Mô phôi
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện nay là phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th7
Vì sao phụ nữ bị đa nang buồng trứng khó có con?
Một người phụ nữ có sức khoẻ sinh sản bình thường sẽ có trứng rụng ...
Th7
U xơ tử cung không nên ăn gì?
Tử cung được xem là “ngôi nhà” đầu tiên đối với mỗi người. Đây là ...
Th7
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là gì?
Độ dày nội mạc tử cung là một trong những tiêu chí quan trọng để ...
Th7