Trên thực tế, các mẹ bầu hoàn toàn có thể tự xác định mình đang có dấu hiệu thai ngoài tử cung sau IVF ngay tại nhà. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu này, mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Những dấu hiệu thai ngoài tử cung sau IVF dưới đây nên được tất cả các cặp đôi cập nhật nếu muốn đảm bảo sức khỏe sinh sản. Ngoài ra còn có một số biện pháp hữu ích để phòng tránh hiện tượng này.
I. Tại sao làm IVF vẫn bị thai ngoài tử cung?
Bản chất của biện pháp IVF chính là nhờ bác sĩ can thiệp, đưa phôi thai từ môi trường ống nghiệm vào tử cung. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều trường hợp chị em bị thai ngoài tử cung dù đã làm IVF.
Trên thực tế, tỷ lệ bị thai ngoài tử cung dù sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản không phải là hiếm gặp. Thông thường, nếu thai ngoài tử cung thì có thể nằm tại vòi tử cung, kẽ tử cung hoặc góc tử cung.
Để lý giải cho hiện tượng bị thai ngoài tử cung sau IVF, các bác sĩ đưa ra nhận định: Việc đưa phôi thai vào tử cung không đồng nghĩa với việc bác sĩ có thể chắc chắn thai sẽ phát triển ở đúng vị trí được ấn định.
Vì tử cung của phụ nữ luôn co bóp nên có khả năng quá trình co bóp này. Đã vô tình đưa phôi thai đến vị trí không mong muốn bên ngoài tử cung.
II. Những dấu hiệu thai ngoài tử cung sau IVF
Hiện tượng thai ngoài tử cung sau IVF thường đi kèm một số triệu chứng dưới đây:
1. Xuất huyết bất thường
Tình trạng xuất huyết bất thường chính là dấu hiệu thai ngoài tử cung sau IVF rõ ràng nhất. Chỉ có một số rất ít các chị em không xuất hiện tình trạng này. Vậy xuất huyết như thế nào thì được xem là bất thường?
Sau khi các chị em thử thai xuất hiện hai vạch thì theo đúng lý thuyết, chị em sẽ không có kinh nguyệt nữa. Tuy nhiên chị em lại phát hiện thấy có máu xuất ra mỗi ngày với số lượng ít ở âm đạo. Máu màu đỏ thẫm thì chính là xuất huyết bất thường.
Nếu chị em đang gặp hiện tượng này thì cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất. Để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân.
2. Đau nhói vùng chậu
Tình trạng đau bụng hoặc đau vùng chậu chính là dấu hiệu tiếp theo cảnh báo bạn đã bị thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể khiến các chị em thấy đau bụng âm ỉ, kéo dài rất khó chịu.
Đôi khi thấy đau nhói vùng chậu mỗi khi hoạt động kèm theo xuất huyết bất thường. Chị em lưu ý, tần suất của hiện tượng đau vùng chậu có thể tăng dần theo tỷ lệ phát triển của túi thai.
⭐⭐⭐ TÌM HIỂU NGAY: Kinh nghiệm làm IVF thành công được chia sẻ từ thực tế
3. Chu kỳ kinh bất thường
Nhiều chị em phụ nữ thậm chí còn không biết rằng bản thân đã mang thai ngoài tử cung. Do kinh nguyệt có thể có hoặc không tuỳ vào mỗi cơ địa tại thời gian này.
Một số người lầm tưởng bản thân đang bị chậm kinh nên chủ quan, không thăm khám dẫn đến thai bị vỡ hoặc thoái triển.
III. Cách chuẩn đoán mang thai ngoài tử cung sau chuyển phôi
Nếu các cặp đôi nắm được các dấu hiệu thai ngoài tử cung sau IVF. Thì hoàn toàn có thể tự phán đoán tình trạng này ngay tại nhà. Sau khi các chị em đã được bác sĩ thực hiện IVF, chuyển phôi thai vào tử cung thì sẽ bắt đầu trễ kinh.
Lúc này chị em cần dùng que thử thai, nếu thấy hai vạch thì có khả năng chị em đã đậu thai. Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn thai nhi đang phát triển bình thường thì chị em cần tới bệnh viện để được siêu âm.
Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 của thai kỳ. Khi thực hiện siêu âm, chúng ta đã có thể thấy túi thai trong buồng tử cung. Ngược lại, nếu chị em đi siêu âm nhưng mãi chưa thấy túi thai nằm đúng chỗ thì rất có khả năng chị em đã bị thai ngoài tử cung.
Bên cạnh những dấu hiệu thai ngoài tử cung sau IVF kể trên. Chị em cũng có thể đoán mang thai ngoài tử cung thông qua chỉ số HCG. Nồng độ HCG tăng chậm hoặc không tăng chính là thể hiện chị em bị thai ngoài tử cung.
📌📌📌 Bài đọc không thể bỏ qua: 5 Bệnh viện thụ tinh ống nghiệm tốt nhất Hà Nội
IV. Biện pháp phòng tránh thai ngoài tử cung sau IVF
Để phòng tránh hiện tượng thai ngoài tử cung sau IVF, các chị em cần tham khảo một số biện pháp như sau:
- Đảm bảo giữ vệ sinh kinh nguyệt khoa học, theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là với các trường hợp đã nạo phá thai hoặc sử dụng biện pháp phòng tránh thai dài ngày.
- Cần điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm sinh dục nếu có rồi mới tiến hành làm IVF. Chị em cũng cần lưu ý, sau khi điều trị viêm nhiễm sinh dục thì cần tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có kế hoạch làm IVF để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
- Những chị em từng có tiền sử thai ngoài tử cung trước đó cần báo với bác sĩ sản khoa trước khi làm IVF.
- Sau khi làm IVF, chị em nên đến bệnh viện thăm khám ngay nếu phát hiện các dấu hiệu thai ngoài tử cung sau IVF nêu trên.
Như vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu những dấu hiệu thai ngoài tử cung sau IVF. Về cơ bản, thai ngoài tử cung sau IVF là trường hợp có thể xảy ra, chị em cần hết sức lưu ý để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho chính mình cũng như khả năng có thai bình thường trong tương lai. Ngoài ra, nếu chị em còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin hãy liên hệ với Viện Mô Phôi Lâm Sàng Quân Đội.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11