Sau chuyển phôi, nếu đậu thai lượng Beta hCG sẽ tăng dần theo thời gian và ổn định ở tuần thứ 10. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp beta tăng chậm sau chuyển phôi khiến chị em lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Beta tăng chậm sau chuyển phôi phải làm sao? Những nội dung này sẽ được đề cập trong bài viết sau.
I. Ý nghĩa của nồng độ beta HCG sau chuyển phôi
Với những chị em làm IVF, thường sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để kiểm tra Beta hCG sau 14 ngày chuyển phôi. Hormone này chỉ xuất hiện khi cơ thể người phụ nữ bắt đầu mang thai.
Sự xuất hiện của hCG sẽ khiến cho ngày đèn đỏ không còn xuất hiện. Những triệu chứng khi mang thai như nghén, căng tức ngực, nhạy cảm với mùi đều cho hCG mang đến.
Vậy nồng độ Beta hCG có ý nghĩa như thế nào sau chuyển phôi? Dựa vào nồng độ Beta sau chuyển phôi, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng phát triển của phôi.
Nếu hCG đạt ở mức >25 UI/ml chứng tỏ phôi đã đậu thai. Sau đó, lượng hCG sẽ tăng lên nhanh chóng vào những ngày sau. Nếu sau 2 ngày, hormone hCG tăng gấp đôi so với trước thì thai nhi đang phát triển bình thường.
Ngược lại, nếu beta tăng chậm sau chuyển phôi thì đây là dấu hiệu bất thường cần phải can thiệp sớm.
II. Beta tăng chậm sau chuyển phôi do đâu?
Beta tăng chậm sau chuyển phôi do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có thể do sảy thai, thai ngoài tử cung…. Đây đều là những trường hợp nguy hiểm cần phải can thiệp sớm.
1. Phôi thai làm tổ chậm
Nguyên nhân đầu tiên khiến beta thấp sau 14 ngày chuyển phôi đó là do phôi thai làm tổ chậm. Sự chậm trễ trong việc làm tổ này sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ bị hỏng thai.
Đa số, những phôi làm tổ chậm thường có chất lượng không tốt nên làm tổ sẽ chậm hơn so với phôi chất lượng. Nên sau 14 ngày, chị em đi kiểm hCG sẽ thấy nồng độ thấp và tăng chậm.
🌠🌠🌠 CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Sau chuyển phôi người nhẹ tênh cảnh báo điều gì?
2. Sảy thai
Nhiều trường hợp beta thấp sau chuyển phôi là dấu hiệu của việc sảy thai. Khi thai không còn phát triển, nhau cũng sẽ không tiết ra hCG nên chỉ số này sẽ giảm dần. Lúc này, hCG có thể về mức như cơ thể chưa hề có thai.
Đi kèm với biểu hiện hCG thấp, chị em sẽ còn xuất hiện dấu hiệu đau bụng dưới dữ dội, vùng kín ra máu. Cơ thể bắt đầu thấy mệt mỏi, sốt, triệu chứng mang bầu không còn xuất hiện.
3. Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là một trong những bất thường khi mang thai và mang nhiều nguy cơ. Bình thường, thai sẽ làm tổ ở tử cung nhưng ở nhiều sản phụ lại làm tổ ở các vị trí khác.
Nếu mang thai ngoài tử cung, beta tụt sau chuyển phôi. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác đi kèm như:
- Xuất hiện cơn đau bụng râm ran, không có dấu hiệu giảm đi.
- Vùng kín xuất huyết bất thường.
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định vị trí thai và sẽ có cách khắc phục phù hợp.
4. Phôi thai không phát triển
Beta giảm sau chuyển phôi cũng có thể là do phôi thai không phát triển. Đây cũng là tình trạng sảy thai chị em cần phải thận trọng.
Nếu nguyên nhân là do vấn đề này, sau khoảng 2 tuần chị em sẽ thấy phôi thai đẩy ra ngoài. Một số dấu hiệu để nhận biết đó là bụng đau lâm râm, chán ăn, có cảm giác đau vùng ngực.
✍️✍️✍️ ĐỌC NGAY: Dấu hiệu chuyển phôi thất bại
III. Chỉ số beta HCG tụt sau chuyển phôi có sao không?
Chỉ số Beta hCG tụt sau chuyển phôi có sao không? Qua những chia sẻ trên có thể thấy việc hCG giảm sau chuyển phôi là dấu hiệu cảnh báo việc mang thai ngoài tử cung, sảy thai. Đây đều là những vấn đề bất thường nguy hiểm, có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ.
Trường hợp do mang thai ngoài tử cung nếu không phát hiện sớm sẽ khiến thai bị vỡ. Lúc này, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng có nguy cơ cao, do mất máu nhiều. Cơ quan sinh dục cũng bị ảnh hưởng và có thể ảnh hưởng đến việc mang thai sau này.
Nếu sảy thai khi thai chưa di chuyển vào tử cung thì thai sẽ được đẩy ra ngoài như ngày đèn đỏ. Khoảng 5 – 7 ngày hiện tượng ra máu sẽ kết thúc. Tuy nhiên, nếu thai đã vào tử cung và phát triển nhưng sảy thai sẽ đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
IV. Cần làm gì khi nồng độ Beta tăng chậm sau chuyển phôi?
Vậy phải làm gì khi nồng độ Beta tăng chậm sau chuyển phôi? Trước tiên, mẹ bầu cần phải giữ tâm trạng thoải mái, không nên lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng đến phôi.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi và kiểm tra chỉ số của hCG. Người mẹ có thể được chỉ định một số loại thuốc, hướng dẫn chế độ chăm sóc, dinh dưỡng để giúp hCG tăng. Đã có nhiều trường hợp tại Viện Mô phôi sau khi điều trị nồng độ hCG tăng lên, thai nhi vẫn phát triển bình thường.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp như phôi không còn phát triển. Lúc này, người mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho lần chuyển phôi tiếp theo.
Như vậy, lời khuyên trong trường hợp này đó chính là người mẹ hãy nghiêm túc thực hiện theo những chỉ định của bác sĩ. Trước và sau khi chuyển phôi nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Để giúp phôi khi vào tử cung dễ dàng làm tổ và phát triển bình thường.
Trên đây là thông tin về trường hợp beta tăng chậm sau chuyển phôi. Chị em cần phải thận trọng nếu lượng hCG không tăng mà có dấu hiệu giảm. Hãy luôn theo dõi mọi thay đổi của cơ thể để báo với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11