Chướng bụng sau chuyển phôi có phải đã có tin vui? Có hại không?

chướng bụng sau chuyển phôi

Chướng bụng sau chuyển phôi là một trong những biểu hiện không phải hiếm gặp. Liệu đây có phải là dấu hiệu đã có tin vui? Chướng bụng sau chuyển phôi có ảnh hưởng gì không Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời.

I. Chướng bụng sau chuyển phôi dấu hiệu đã đậu thai

Sau khi chuyển phôi khoảng 7 – 10 ngày, nhiều chị em sẽ phát hiện cơ thể có nhiều thay đổi. Trong đó có tình trạng chướng bụng sau chuyển phôi. Vậy chướng bụng xì hơi sau chuyển phôi có phải dấu hiệu đã đậu thai?

Thông thường, sau chuyển phôi nếu đậu thai sau chị em sẽ thấy cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng lạ. Điển hình như chướng bụng sau chuyển phôi trữ, ngực sưng đau, buồn nôn, ra máu vùng kín… Còn nếu không đậu thai, chị em sẽ không thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên.

chướng bụng sau chuyển phôi

Theo bác sĩ của Viện mô phôi lâm sàng Quân đội, khi phôi được đưa vào tử cung sẽ bắt đầu di chuyển để chọn nơi làm tổ. Lúc này, các tế bào ở phôi thai cũng sẽ tiếp tục quá trình phân chia. Nên nhiều chị em sẽ có cảm giác chướng bụng, nặng bụng, nhiều lúc có cảm giác nhói.

Triệu chứng nặng bụng sau chuyển phôi khá phổ biến ở những người làm IVF. Mặc dù chưa thể khẳng định dấu hiệu này cho thấy 100% chị em đã có bầu. Nhưng đây cũng là triệu chứng mang thai sớm chị em nên lưu ý.

Thời điểm này các bác sĩ khuyến cáo chị em nên cẩn thận trong việc sinh hoạt. Cần phải đi lại nhẹ nhàng, không leo trèo cầu thang hay làm việc nặng. Đặc biệt, nên kiêng chuyện chăn gối để phôi làm tổ chắc chắn trong tử cung.

II. Sau chuyển phôi bị chướng bụng có ảnh hưởng gì không?

Sau chuyển phôi bị chướng bụng có ảnh hưởng gì không? Như vừa chia sẻ, chướng bụng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã có tin vui. Do đó, triệu chứng này không hề gây nguy hiểm đến người mẹ.

Có thể tình trạng chướng bụng khiến bạn khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Hoặc ảnh hưởng nhỏ đến việc ăn uống. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất trong thời gian ngắn.

Chỉ cần chị em duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi điều độ. Những dấu hiệu như chướng bụng sẽ nhanh chóng được cải thiện.

❌❌❌ ĐỌC NGAY: Chuyển phôi thất bại do đâu?

III. 7 Mẹo giúp mẹ bầu giảm hiện tượng chướng bụng sau chuyển phôi

Chị em không cần quá lo lắng về hiện tượng chướng bụng sau chuyển phôi. Bởi triệu chứng này không hề nguy hiểm và có thể khắc phục bằng những mẹo dưới đây.

1. Uống đủ nước

Việc uống đủ nước trong lúc mang thai là điều rất quan trọng. Các bác sĩ cho biết chị em nên uống đủ nước theo chỉ định để đảm bảo cho cơ thể đủ nước. Có thể uống nước lọc hoặc bổ sung nước bằng cách uống nước ép trái cây đều được.

chướng bụng xì hơi sau chuyển phôi

Việc uống nước cũng sẽ giúp chị em cải thiện được tình trạng chuyển phôi xong bị chướng bụng. Tuy nhiên, cần lưu ý chị em không nên uống nước ép trái cây có nhiều đường. Vì sẽ khiến tình trạng chướng bụng nghiêm trọng hơn.

2. Vận động

Một mẹo khác để giảm chướng bụng đầy hơi sau chuyển phôi đó là vận động. Việc vận động sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu bị chướng bụng. Chị em chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, bụng không còn bị nặng.

3. Không ăn đường tinh luyện

Nếu bị chướng bụng, chị em tuyệt đối không được uống các loại nước ngọt có ga. Hay các loại bánh trái chứa nhiều đường. Vì lượng đường sẽ khiến cho tình trạng chướng bụng diễn ra nghiêm trọng hơn.

4. Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng đầy bụng. Chất xơ sẽ có tác dụng hấp thu lượng nước có trong ruột, nhờ đó thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt hơn. 

thực phẩm cho người chuyển phôi

Tuy nhiên, để hiệu quả chị em cần phải ăn từ từ trong thời gian dài. Nhiều chị em nóng lòng muốn cải thiện chướng bụng sớm. Nên đã bổ sung lượng lớn chất xơ trong thời gian ngắn. Hệ quả là đối mặt với tình trạng táo bón.

🌠🌠🌠 BẠN NÊN BIẾT: Beta tăng chậm sau chuyển phôi: Nguyên nhân & cách xử lý

5. Nói không với các món ăn dễ gây sình hơi

Ngoài nước ngọt có ga và trái cây nhiều đường, chị em cũng nên hạn chế ăn bắp cải, đậu, súp lơ xanh… Ngoài ra, thực phẩm dầu mỡ cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và gây đầy hơi nên các mẹ cũng cần hạn chế.

6. Chia nhỏ bữa ăn

Mẹo chữa đầy bụng sau chuyển phôi đơn giản đó là chia nhỏ các khẩu phần ăn trong ngày. Việc chia nhỏ các bữa ăn sẽ giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa làm việc trơn tru thì tình trạng đầy hơi sẽ không còn.

7. Ăn chậm

Mẹ bầu cũng nên hình thành thói quen ăn chậm khi ăn cơm. Thói quen ăn nhanh sẽ khiến mẹ bầu nuốt cả không khí nên đầy bụng là điều khó tránh khỏi.

Ăn chậm cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa được giảm tải áp lực, giảm khí có trong ruột. Khi ăn chị em cũng nên tạo tâm lý thoải mái để bữa ăn trở nên ngon miệng, tránh bị đầy bụng.

IV. Một số lưu ý khi có biểu hiện lạ sau chuyển phôi

Ngoài các dấu hiệu chướng bụng, buồn nôn, đau ngực, mệt mỏi… Nhiều mẹ bầu còn gặp một số dấu hiệu lạ như đau bụng dữ dội không giảm, vùng kín ra máu, sốt… Vậy trong trường hợp này phải làm gì?

Lời khuyên dành cho mẹ bầu đó là nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ và đến cơ sở điều trị để kiểm tra. Vì mọi dấu hiệu lạ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Việc can thiệp sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả, hạn chế biến chứng không mong muốn.

sau chuyển phôi bị chướng bụng

Chị em tuyệt đối không được tự ý xử lý, tự ý mua thuốc hay các mẹo dân gian khác để khắc phục. Bởi hành động này có thể đem đến những biến chứng khôn lường.

Trên đây là thông tin về tình trạng chướng bụng sau chuyển phôi. Triệu chứng này là một trong những tín hiệu sớm cho thấy bạn đã thành công. Nếu bị chướng bụng các bạn không nên quá lo lắng, hãy tiếp tục nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Hãy chủ động liên hệ với bác sĩ đều gặp các dấu hiệu bất thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status